Mặc dù lãi cao nhưng lo ngại nợ xấu tăng cao, hàng loạt ngân hàng đã “mạnh tay” tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro, kéo theo lợi nhuận trong quý I/ 2015 giảm và khan hiếm lợi nhuận “ngàn tỉ”.

“Mạnh tay” trích lập dự phòng, lợi nhuận quý I/2015 ngân hàng giảm

Một Thế Giới | 21/05/2015, 11:23

Mặc dù lãi cao nhưng lo ngại nợ xấu tăng cao, hàng loạt ngân hàng đã “mạnh tay” tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro, kéo theo lợi nhuận trong quý I/ 2015 giảm và khan hiếm lợi nhuận “ngàn tỉ”.

Tính đến thời điểm hiện tại, 18 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I/ 2015. Thế nhưng, rất ít ngân hàng có doanh thu ngàn tỉ.
“Khan hiếm” lợi nhuận ngàn tỉ
Trong số ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I, số nhà băng đạt lợi nhuận ngàn tỉ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không có gì lạ khi 3 “ông lớn” ngân hàng quốc doanh như BIDV, Vietinbank và Vietcombank có mức lợi nhuận khả quan và đáng mơ ước.
Đứng đầu danh sách “ông lớn” ngàn tỉ là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, trong quý I/2015, doanh thu nhà băng này đạt được là 2.273 tỉ đồng, tăng 16,6% so với kết quả cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 1.865 tỉ đồng. Mức lãi này của BIDV đã tăng 2% so với cùng kỳ và hoàn thành 24,5% kế hoạch.
Lý giải về việc lợi nhuận sau thuế tăng cao so với cùng kỳ năm trước là do BIDV đã điều chỉnh chi phí nội bộ giữa ngân hàng và các công ty con.
Sau BIDV, Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) cũng có tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.564 tỉ đồng, tăng 7% so quý I/2014.
Không kém cạnh, tổng lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt được 1.455 tỉ đồng. Lãi sau thuế của nhà băng này là 1.134 tỉ đồng, hoàn thành 24,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Mặc dù có lợi nhuận ngàn tỉ nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, mức lợi nhuận của nhà băng này giảm gần 3%.
Đó là ở khối ngân hàng quốc doanh, còn ở các ngân hàng thương mại cổ phần, con số lợi nhuận ngàn tỉ là là điều hoàn toàn không xảy ra.
Trong quý I/ 2015, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 538 tỉ đồng, hoàn thành hơn nửa kế hoạch nghìn tỷ của nhà băng này.
Tại Techcombank, mức lãi mà ngân hàng này đạt được trong 3 tháng đầu năm là 408 tỉ đồng. Trong giai đoạn này, mức lãi trên cũng khiến nhiều ngân hàng khác phải mơ ước.
Cũng có kết quả kinh doanh khá ấn tượng là VPBank, khi tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 313 tỉ đồng, tăng gấp đôi kết quả cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, trong báo cáo tài chính hợp nhất của TPBank cho biết, lợi nhuận lũy kế hết quý I/2015 của ngân hàng đạt 134 tỉ đồng, tăng tới 12% so với cùng kỳ 2014.
Đáng chú ý, trong 3 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã bất ngờ tăng trưởng lợi nhuận tới 540% so với cùng kỳ năm trước, đạt 20 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) cũng bứt phá lên mức 80 tỉ đồng.
Nợ xấu tiếp tục tăng
Qua các báo cáo tài chính mà vừa công bố thì các nhà băng này đều có chung một điểm chung, đó là nợ xấu tăng cao, nhấ là khối ngân hàng nhà nước.
Đơn cử, tại Vietcombank, trong quý I/ 2015, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này đã tăng từ mức 2,3% cuối 2014 lên 2,97% trong năm 2015. Nợ có khả năng mất vốn đạt 4.769,71 tỷ đồng, chiếm 1,44% tổng dư nợ.
Nợ xấu của Vietcombank đến hết quý 1 còn 8.800 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 2,7% tổng dư nợ, tăng nhẹ so với cuối năm 2014.
Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), tỷ lệ nợ xấu cũng bất ngờ tăng vọt từ 2,02% lên 2,66%.
Đến hết tháng 3, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, nợ xấu trên địa bàn là 60.883 tỉ đồng, chiếm 5,53% tổng dư nợ.
Dự phòng rủi ro tăng kéo theo lợi nhuận giảm
Việc nợ xấu tăng khiến hàng loạt ngân hàng mạnh tay trích lập dự phòng. Do đó, lợi nhuận của các ngân hàng trên ngày càng giảm. Hiện có đến 14/18 ngân hàng lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù là nhà băng có mức lãi cao nhất trong quý I nhưng do lo lắng nợ xấu tăng cao buộc BIDV đã trích trích khoản lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ lên tới trên 4.139 tỉ đồng chỉ trong quý I, tăng gần 244 tỉ đồng so với cùng kỳ 2014.
Bên cạnh đó, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cũng tăng mạnh từ 6.623 tỉ đồng đầu năm lên gần 7.600 tỉ đồng, gắn với con số tuyệt đối nợ xấu lên tới 10.384 tỉ đồng.
So với thời điểm cuối năm 2014, khoản tiền dành cho trích lập dự phòng của Vietcombank đã tăng gần 1.200 tỉ đồng, lên mức 8.292 tỉ đồng tính tới hết 31.3.2015.
Bên cạnh đó, tại VietinBank, nguồn lực dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cũng đã tăng mạnh từ 4.346 tỉ đồng đầu năm lên gần 5.796 tỉ đồng, gắn với con số tuyệt đối nợ xấu 8.085 tỉ đồng.
Trong khi đó, Vietcombank đã chi tới 8.292 tỉ đồng cho việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. So với thời điểm cuối năm 2014, khoản tiền dành cho trích lập dự phòng của Vietcombank đã tăng gần 1.200 tỉ đồng so với 7.043 tỉ đồng vào đầu năm.
Như vậy, hết quý I/2015, Vietcombank là ngân hàng thương mại đứng đầu trong hệ thống về nguồn trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. Không những thế, ngân hàng này còn có khả năng tự xử lý được hoàn toàn nợ xấu bằng chính nguồn lực dự phòng của mình.
Đáng chú ý, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã trích lập đến 88 tỉ đồng chi phí dự phòng rủi ro, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước. Do đó, tổng lợi nhuận trước thuế chỉ còn lại 16,3 tỉ đồng, giảm 55%. Như vậy, OCB mới chỉ hoàn thành gần 4% kế hoạch đề ra 410 tỉ đồng cho cả năm 2015.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) cũng có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng cao với là 1.143 tỉ đồng, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, sau khi trích lập 331 tỉ đồng dự phòng rủi ro, tổng lợi nhuận trước thuế của nhà băng này chỉ còn lại 811 tỉ đồng. Kết quả này chỉ tăng nhẹ 2,26% so với kết quả cùng kỳ năm trước.
Phan Diệu
Bài liên quan
Chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng 0 đồng: Bước đầu thuận lợi cho chặng đường tiếp theo
Việc chuyển giao bắt buộc với GPBank và DongA Bank đã đánh dấu bước khởi đầu thuận lợi cho các ngân hàng, tạo cơ hội mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới, hiện đại, đóng góp vào sự an toàn và ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Mạnh tay” trích lập dự phòng, lợi nhuận quý I/2015 ngân hàng giảm