Chuỗi Vinmart sẽ được tập trung vào các siêu thị dưới 1.500m2 mang lại doanh thu tốt nhất, cắt giảm các siêu thị kém hiệu quả ở Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang và Cần Thơ.
Tờ Trí Thức Trẻ ngày 13.1.2019 cho biết trongnăm 2020 này, Masan Group sẽ thành lập một pháp nhân mới để sở hữu 83,74% tổng số cổ phần của Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM) và 85,7% vốn Masan Consumer Holdings.
Masan Group là công ty mẹ sở hữu 70% cổ phần và phát hành quyền chọn cho các bên bán VCM nắm giữ tổng cộng 30%. Các bên bán ở đây gồm Vingroup (64,3%) và các nhà đầu tư khác 19,44% trong khi quỹ đầu tư chính phủ Singpore (GIC) không hoán đổi mà giữ nguyên 16,26 cổ phần VCM.
VCM nắm giữ 100% VinCommerce - công ty sở hữu chuỗi VinMart, VinMart+ và VinEco. Tuy nhiên,VCM sẽ coi Masan Consumer như là một đối tác, nhà cung cấp bình đẳng như các nhà cung cấp khác. Nghĩa là VinCommerce, VinEco và Masan Consumer sẽ tiếp tục hoạt động độc lậpnhưngtương hỗ nhau để cạnh tranh được trên thị trường bán lẻ.
Riêng về Vinmart, mục tiêu năm 2020 là tập trung cải thiện lợi nhuận thay vì mở rộng ồ ạt như trước, đồng thờisẽ đóng cửa một số cửa hàng không hiệu quả, dự kiến mở mới 10-30 siêu thị Vinmart và 100-300 cửa hàng Vinmart+.
Chuỗi này sẽ tập trung vào các siêu thị dưới 1.500m2 mang lại doanh thu tốt nhất, cắt giảm các siêu thị kém hiệu quả ở Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang và Cần Thơ; mở rộng vào các thành phố cấp 2và nằm trong các trung tâm thương mại Vincom.
Bên cạnh đó, mục tiêu của Masan muốn tăng cường các sản phẩm tươi sống trong các siêu thị Vinmart và Vinmart+ từ 30% năm 2019 lên 35%, do đó từ năm 2020, các sản phẩm của MeatDeli sẽ chiếm khoảng 50% thị phần thịt tươi sống trong các siêu thị trong khi các sản phẩm rau của VinEco sẽ chiếm khoảng 40%.
Masan đặt mục tiêu chuỗi siêu thị sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh, tiến đến lỗ 3% hoặc hòa vốn trong năm 2020; doanh thu của Vinmart sẽ tăng 48%, tăng trưởng các cửa hàng hiện hữu 24% trong khi con sốcủa Vinmart+ là 78% và 25%.
Masan Group đang nắm giữ 85,7% cổ phần của Masan Consumer Holdings, phần còn lại do tập đoàn Thái Lan Singha nắm giữ. Vừa kinh doanh hàng tươi sống và hàng tiêu dùng, lại sở hữu các công ty đồ uống nước giải khát, nhưng Masan vẫn phải phụ thuộc vào hệ thống bán lẻ khác.
Trước sự thâm nhập ngày càng mạnh của các ông lớn toàn cầu vào ngành bán lẻ Việt Nam, cả online lẫn offline, Masan buộc phải tự xây dựng kênh phân phối của riêng.
Nhưng với giá bất động sản như hiện nay, để bắt đầu xây dựng hệ thống bán lẻ từ con số 0 rất mất nhiều thời gian và chi phí, do đó việc Masan nhận lại hệ thống bán lẻ của Vingroup từng đượcđánh giá là một bước đi khôn ngoan để hoàn thiện hệ sinh thái riêng trong ngành tiêu dùng.
Bên cạnh lĩnh vực truyền thống là thực phẩm và đồ uống, Masan Consumer vừa có động thái tiến sang lĩnh vực sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình bằng việc chào mua 60% cổ phần của Bột giặt NET.
Doanh thu của Vincommerce năm 2019 gấp đôi Bách Hoá Xanh?
Tờ Trí Thức Trẻ cũng dẫn số liệu nghiên cứu của Masan cho thấy, ra đời cùng thời điểm với Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động nhưng doanh thu của Vincommerce năm 2019 đạt khoảng 26.000 tỉ đồng, gấp đôi của Bách Hóa Xanh, dù vậy vẫn kém xa doanh thu 35.000 tỉ đồng của Saigon Coop.
Hơn nữa, ởthời điểm 2019, tỉsuất doanh thu trên mỗi cửa hàngVinmart và Vinmart+ vẫn hấp hơn so với Bách Hóa Xanh và thấp hơn nhiều so với Coopmart.
Doanh thu trên mỗi mét vuông 1 tháng của một cửa hàng Vinmart ở Hà Nội năm 2019 đạt 6,2 triệu đồng, trong khi con số của Vinmart+ là 8 triệu đồng/m2/tháng.
Năm qua, số lượng cửa hàng Vinmart+ tăng gấp 2,5 lần năm 2018, trong khi số lượng Vinmart không tăng nhiều. Chỉ tính riêng quý 4/2019, đã có 600 cửa hàng Vinmart+ và 14 siêu thị Vinmart được mở, giúp cho doanh thu từ Vinmart+ tăng 93%, trong khi Vinmart tăng khoảng 44%.