Khi chỉ huy tàu sân bay Mỹ sẵn sàng hành động vì căng thẳng với CHDCND Triều Tiên, máy bay Mỹ cũng cảnh giác Trung Quốc tại Biển Đông.

Máy bay Mỹ cảnh giác Trung Quốc tại Biển Đông

Trần Trí | 01/10/2017, 18:53

Khi chỉ huy tàu sân bay Mỹ sẵn sàng hành động vì căng thẳng với CHDCND Triều Tiên, máy bay Mỹ cũng cảnh giác Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo Reuters ngày 30.9, tàu sân bay lớn nhất của hải quân Mỹ ở châu Á là chiếc Ronald Reagan đang ở Biển Đông, cách bờ biển Trung Quốc 400 hải lý (748 km). Đường băng của tàu này là nơi cất cánh những chiến đấu cơ F-18 Super Hornet thực hiện các chuyến bay tuần tra.

Có hai khu trục hạm nhỏ củahải quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) bám theo dõi hoạt động này, theo các sĩ quan trên chiếc Reagan cho biết.

Họ nói đôi lúc các tàu PLAN chuyển hướng, lúc khác lại nằm trong tầm kiểm tra của các tàu chiến và máy bay hộ tống chiếc Reagan, tàu sân bay duy nhất của Washington có căn cứ ngoài nước Mỹ.

Đôi lúc, thủy thủ tàu Reagan sẽ báo động cho số tàu “hộ tống không mời” của PLAN biết trước việc chiếc Reagan sẽ đổi hướng, nhằm bảo đảm di chuyển an toàn.

Chuẩn đô đốc Marc Dalton, hạm trưởng nhóm tàu tấn công Reagan và nhóm tàu chiến đấu của Hạm đội 7 hải quân Mỹ, nói: “Chúng tôi không gặp vấn đề gì. Họ hành xử rất chuyên nghiệp. Chúng tôi thấy họ luôn”.

Biển Đông hiện "ùn tắc"vì các lực lượng quân sự khu vực tăng cường triển khai và tập luyện, phần nào nhằm chuẩn bị phản ứng với mối đe dọa từ Triều Tiên đang theo đuổi chương trình tên lửa và hạt nhân. Có vẻ Triều Tiên đã thử một quả bom nhiệt hạch (bom H) và phóng thử hai tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản trong vài tuần qua.

Phó Đô đốc Dalton thừa nhận những thách thức, nhưng nhấn mạnhlực lượng đặc nhiệm này từ lâu luôn duy trì tinh thần sẵn sàng hành động.

Ông không nói chi tiết về kế hoạch đề phòng Triều Tiên, nhưng mô tả các cuộc thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng là “mối nguy hiểm đáng lo và ngày càng tăng dần”.

Ông cũng nói Mỹ đã nói rõ rằng xem xét nhiều lựa chọn, nhằm buộc Triều Tiên phải “chuyển làn”.

Tình hình này vào lúc hải quân Mỹ đang rút tỉa những bài học, từ 4 tai nạn lớn của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trong năm 2017.

Một báo cáo đã đề cập nhiều khó khăntrong khâu bảo trì và huấn luyện, do hải quân Mỹ mở rộng việc triển khai hoạt động xa bờ, cải thiện khả năng sẵn sàng hành động.

Trung Quốc đã đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, phản đối hoạt động quân sự Mỹ ngoài khơi vùng biển nước họ, và phản đối cả ở những khu vực mà Mỹ nhấn mạnh là không - hải phận quốc tế, Mỹ có quyền tự do đi lại.

Chiếc Reagan thường chở theo 60 - 70 máy bay, mỗi ngày cho cất cánh 80 - 100 phi vụ. Theo Reuters, đây là một sự hiện diện quân sự mạnh của Mỹ ở châu Á, mà các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn phải mất nhiều năm để đuổi kịp.

Vài tháng qua, chiếc Reagan 100.000 tấn đã tập luyện cùng các tàu chiến của đồng minh Úc, và với tàu chiến của Cục phòng vệ Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng tuyên bố trong tháng 10, sẽ có tập luyện chung với nhóm tàu tấn công của chiếc Reagan.

Chuẩn đô đốc Dalton sẽ sớm đưa tàu sân bay Reagan đến Hồng Kông (thuộc Trung Quốc). Đó là chuyến thăm đầu tiên kể từ sau một tàu sân bay khác bị cấm cập cảng Hồng Kông hồi năm 2016.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Máy bay Mỹ cảnh giác Trung Quốc tại Biển Đông