Trong thời gian qua, căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên dâng cao khi hai bên liên tục khẩu chiến ăn miếng, trả miếng trên nhiều diễn đàn. Để giảm căng thẳng thì cách tốt nhất là phải đối thoại thẳng thắn. Tuy nhiên, việc đối thoại lại không dễ dàng.

Mỹ tìm cách đối thoại Bình Nhưỡng, Triều Tiên cử người gặp gỡ Nga

Anh Tú | 01/10/2017, 06:54

Trong thời gian qua, căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên dâng cao khi hai bên liên tục khẩu chiến ăn miếng, trả miếng trên nhiều diễn đàn. Để giảm căng thẳng thì cách tốt nhất là phải đối thoại thẳng thắn. Tuy nhiên, việc đối thoại lại không dễ dàng.

Ngày 30.9, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có mặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trước các phóng viên, ông tuyên bố Washington đã tìm cách mở các kênh liên lạc trực tiếp với Bình Nhưỡng. Mục tiêu việc đối thoại rất đơn giản là Mỹ muốn tìm hiểu trực tiếp liệu Triều Tiên thật sự muốn điều gì thì sẽ quay trở lại ngồi vào bàn đàm phán về từ bỏ các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong thời gian qua, căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên dâng cao khi hai bên liên tục khẩu chiến ăn miếng, trả miếng trên nhiều diễn đàn. Để giảm căng thẳng thì cách tốt nhất là phải đối thoại thẳng thắn. Tuy nhiên, ông Rex Tillerson cho biết các nỗ lực tìm cách đối thoại với Bình Nhưỡng lúc này không được đáp ứng.

"Các quan chức Triều Tiên không cho thấy họ quan tâm hay sẵn sàng đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa", phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Mỹ, Heather Nauert cho biết trước đó. Cách nói của các quan chức ngoại giao Mỹlà một chiêu để đẩy bóng trách nhiệm sang Trung Quốc trong việc tác động tới Triều Tiên. Có thể hiểu thông điệp của Mỹ rằng: "Chúng tôi đã làm hết mọi thứ có thể để tìm cách giảm nhiệt nhưng không được. Giờ đến lượt các anh".

Trước đó, Trung Quốc tính sẵn đến việc được Mỹ chuyền bóng trách nhiệm nên đã chuẩn bị sẵn. Ngay hai ngày trước khi Rex Tillerson đến Bắc Kinh, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các công ty Triều Tiên, kể cả liên doanh với các công ty Trung Quốc, có 120 ngày để đóng cửa kể từ ngày Nghị quyết của Liên Hợp Quốc được thông qua hôm 11.9.

Theo Bangkok Post, đây có thể coi là phản ứng rất nhanh tay của Trung Quốc, còn nhanh tay hơn nhiều nước trong khu vực. Trung Quốc đang gắng thể hiện cho Mỹ thấy họ đồng tình và tuân thủ các lệnh trừng phạt của LHQ áp dụng với Triều Tiên.

Như vậy, cả Mỹ và Trung Quốc đều gắng chứng tỏ họ đã làm hết khả năng để giải quyết vấn đề bán đáo Triều Tiên. Tuy nhiên, nỗ lực đó dường như không làm nguội tình hình.

Trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt Triều Tiên và Trung Quốc bắt đầu hưởng ứng thì Bình Nhưỡng đang tìm tiếng nói mà họ cảm thấy tin cậy hơn.

Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui đã có cuộc hội đàm với Đại sứ lưu động Nga Oleg Burmistrov tại Moskva ngày 29.9 và gặp Thứ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Igor Morgulov.

Theo KCNA, bà Choe Son-hui đã nhấn mạnh rằng Mỹ cần phải ngừng chính sách thù địch đối với Triều Tiên nhằm tháo ngòi cho tình trạng căng thẳng và đảm bảo hòa bình cũng như an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á.

Quan điểm của Nga trong việc giải quyết khủng hoảng bán đảo Triều Tiên là đối thoại nhưng cho rằng trước hết, Mỹ không nên có các cuộc tập trận tại Đông Bắc Á để làm nóng tình hình khu vực. Hồi cuối tháng 6, ngay khi lò lửa Đông Bắc Á có dấu hiệu nóng thì Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho biết: "Tôi lo ngại Nga có thể sẽ chống lưng cho Triều Tiên. Chúng tôi không có bằng chứng về điều đó, nhưng chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách thận trọng".

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tìm cách đối thoại Bình Nhưỡng, Triều Tiên cử người gặp gỡ Nga