Nếu bóc tách tính tỷ lệ xác suất bình quân theo đầu người lái xe gây TNGT thì những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh gây TNGT lại thấp hơn hẳn so với những tài xế ô tô.

Mấy đề xuất việc giảm tai nạn giao thông

31/01/2019, 14:40

Nếu bóc tách tính tỷ lệ xác suất bình quân theo đầu người lái xe gây TNGT thì những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh gây TNGT lại thấp hơn hẳn so với những tài xế ô tô.

CSGT xử lý hiện trường vụ TNGT thảm khốc trên quốc lộ 5 ngày 21.1.2019 - Ảnh: TTXVN

Năm 2018 vừa qua, ở nước ta đã xảy ra trên 1 vạn vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ. Nếu chỉ tách bạch thuần túy tổng số vụ do những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh gây ra, thì thành phần này vẫn chiếm đa số trong tổng số vụ TNGT đường bộ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hiện nay xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh vẫn chiếm hơn 70% trong toàn bộ thành phần phương tiện giao thông đường bộ Việt Nam.

Song, nếu bóc tách tính tỷ lệ xác suất bình quân theo đầu người lái xe gây TNGT thì những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh gây TNGT lại thấp hơn hẳn so với những tài xế ô tô.

Đấy là chưa kể tới tương lai không xa, theo quy luật phát triển kinh tế - xã hội tất yếu khách quan, nhà nhà sẽ có xe ô tô, nhiều người sẽ có xe ô tô, thì mật độ xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh sẽ tự nhiên giảm dần đi (như xe đạp hiện nay). Thế nên tôi cho rằng, đến năm 2030, cơ quan chức năng chẳng cần lẩm cẩm, ấu trĩ cấm lưu hành loại phương tiện giao thông cơ giới 2 bánh này, như “kế hoạch, dự án tuyên truyền rùm beng cách đây không lâu” ở nội thành Hà Nội, hay các thành phố lớn khác.

Do đó xác suất những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh gây TNGT sẽ ngày càng thấp hơn so với những tài xế ô tô. Đã thế, trên thực tế, đa phần những vụ TNGT nghiêm trọng, thương tâm, thảm khốc cũng do các tài xế ô tô gây ra.

Chính vì vậy, tôi tán thành phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ngày 11.1.2019 ở hội nghị tổng kết công tác năm 2018, là sẽ trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Nghị định 46/CP: Thu hồi Giấy phép lái xe (GPLX) vĩnh viễn đối với tài xế gây TNGT nghiêm trọng. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải bỏ nghề lái xe, chuyển sang làm nghề khác sau khi mãn hạn tù (vì tội gây TNGT nghiêm trọng).

Và dĩ nhiên, với tầm nhìn toàn diện, tổng hợp về giảm TNGT đường bộ thương tâm, không thể không yêu cầu các chủ phương tiện-xe cộ cơ giới phải bảo đảm về kỹ thuật an toàn (phanh-thắng, lốp-vỏ, vô lăng, đèn si nhan…). Nếu không sẽ rất dễ xảy ra TNGT và các chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm.

Đơn cử vụ TNGT nghiêm trọng, thương tâm xảy ra tại Km52 quốc lộ 5 năm 1988 làm chết nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh cùng cháu Quỳnh Thơ là do tài xế ô tô tải chạy phía sau vi phạm cự ly an toàn, cộng thêm với phanh xe ô tô tải này mất tác dụng.

Ngoài ra còn phải tính đến yếu tố người tài xế xe ô tô phải thuần thục, thành thạo, tuân thủ quy trình thao tác lái xe an toàn. Chẳng hạn nếu xe ô tô mất lái-vô lăng, thì còn pê đan phanh-thắng. Mất phanh-thắng thì “dồn số”… để hạn chế đến mức thấp nhất TNGT.

Về cầu cống, đường sá, đối với các cơ quan quản lý, các chủ dự án, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công phải đạt được những tiêu chuẩn (TCVN, TCN) về các yếu tố hình học, các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến an toàn giao thông như: Bề rộng áo đường, bề rộng lề đường, bề rộng dải phân cách (đối với đường cấp cao), bề rộng dải an toàn, hành lang an toàn giao thông, tầm nhìn, độ dốc siêu cao, độ bằng phẳng mặt đường, hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường, khổ cầu…

Nếu những vị trí, đoạn đường sá, cầu cống nào không đạt được các yếu tố hình học, các chỉ tiêu kỹ thuật (TCVN, TCN) nêu trên cũng sẽ rất dễ gây thảm họa thành các “điểm đen” TNGT. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý (cầu cống, đường sá) không thể vô can, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Ví dụ thảm họa TNGT xảy ra ở đèo Lò Xo dài trên 20km, trên quốc lộ 14, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum, do khi ấy các đoạn “cua” chưa được mở rộng về phía “bụng” và tầm nhìn đường đèo có chỗ không đạt yêu cầu…

Lề đường quốc lộ 5 không bảo đảm an toàn giao thông đã là 1 nguyên nhân gây TNGT thảm khốc ngày 21.1.2019, tại Km76+410, địa phận tỉnh Hải Dương làm chết 8 người, bị thương 8 người. Cơ quan hữu trách chẳng thể ngụy biện, đổ thừa “do những người đi bộ đi ngược chiều”… Hoặc quốc lộ 5 nối dài từ cầu Chui - cầu Đông Trù - cầu Thăng Long (Hà Nội), nếu cơ quan chức năng quy hoạch là quốc lộ thì hành lang an toàn giao thông không bảo đảm (tại đoạn gần cầu Đông Trù) vì người ta đã cho dự án xây dựng hàng rào gần sát mặt đường, không bảo đảm chiều rộng 20m của hành lang an toàn giao thông…

Ngoài ra, tôi vẫn nhớ khi được tập huấn về tuần tra kiểm soát (của cảnh sát giao thông), một chuyên gia người Anh có nêu thí dụ về nguyên nhân TNGT: Do khu dân cư ở bên này đường nhưng vòi cấp nước sạch lại ở bên kia đường khiến người dân phải thường xuyên qua lại, sang đường lấy nước. Sau khi chuyển vòi cấp nước sang cùng phía khu dân cư, thì cũng “xóa điểm đen” TNGT ấy.

Nguyễn Thành Lập

Bài liên quan
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thăm các nạn nhân bị tai nạn giao thông
Sáng 21.11, tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức thăm và động viên các nạn nhân bị tai nạn giao thông (TNGT) đang điều trị tại bệnh viện.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mấy đề xuất việc giảm tai nạn giao thông