Thời tiết miền Bắc đang trong đợt chuyển mùa và diễn biến thất thường cũng là điều kiện thuận lợi cho vi rút sinh sôi, bệnh sốt xuất huyết, cúm A... tăng vọt.

Miền Bắc đối phó với dịch bệnh tăng cao sau kỳ nghỉ lễ

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 03/09/2022, 10:12

Thời tiết miền Bắc đang trong đợt chuyển mùa và diễn biến thất thường cũng là điều kiện thuận lợi cho vi rút sinh sôi, bệnh sốt xuất huyết, cúm A... tăng vọt.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cùng lúc phải đối mặt với 3 loại dịch bệnh (sốt xuất huyết, cúm A, COVID-19), người dân đôi khi chưa đánh giá đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đặc biệt các biểu hiện của các bệnh khá giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Cả 3 bệnh này đều có đặc điểm chung là bị sốt khi mắc bệnh nên khi bị sốt những ngày đầu tiên thường các bệnh nhân cũng không biết mình bị nhiễm bệnh gì.

Với bệnh cúm A và COVID-19 thì bệnh thường lây qua đường hô hấp, thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng ở đường hô hấp như ho, đau họng, chảy mũi, hắt hơi...

Còn với bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây qua muỗi đốt, lây qua đường máu nên hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp trong giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào một yếu tố đó thì không đủ để phân định được 3 bệnh lý trên.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trong tuần qua, Hà Nội đã ghi nhận thêm 308 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 22 ổ dịch mới. Với dịch sốt xuất huyết, các chuyên gia khuyến cáo cộng đồng tăng cường vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, chủ động đến bệnh viện thăm khám, điều trị sớm khi có biểu hiện mắc sốt xuất huyết. Khi người dân có triệu chứng sốt, đau mỏi… nên đến cơ sở y tế khám để xác định căn nguyên bệnh, từ đó có theo dõi phù hợp, tránh trường hợp biến chứng nặng, điều trị khó khăn. Ở miền Bắc, thường tháng 9 và 10 là cao điểm của dịch sốt xuất huyết, kết quả giảm sát tại nhiều điểm có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng. Vì vậy, Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.

covid-1.jpg
Dự kiến sau kỳ nghỉ lễ sẽ có làn sóng dịch bệnh mới

Các chuyên gia y tế cho rằng, năm 2022 có thể dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh là do đặc tính của vi rút hoặc diễn biến trên quần thể bệnh nhân có thay đổi. Đặc biệt là sau một giai đoạn dài chống COVID-19, số người bị nhiễm COVID-19 rất nhiều, miễn dịch của người dân thay đổi, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến diễn biến trên bệnh nhân sốt xuất huyết...

Trước thực tế nhiều người mắc sốt xuất huyết, Bộ Y tế cảnh báo người dân tuyệt đối không nên tự ý điều trị và truyền dịch tại nhà. Bởi khi truyền dịch tại nhà, nếu không có sự kiểm soát chặt của nhân viên y tế, bệnh nhân có thể bị phản vệ ngay với dịch truyền. Trong khi đó, điều kiện cấp cứu tại nhà không thể tốt và đầy đủ như ở các cơ sở y tế, đặc biệt là các hộp chống sốc cũng như các phương tiện cấp cứu khác. Ngoài ra, không phải bệnh nhân sốt xuất huyết nào cũng cần được truyền dịch. Bởi dịch truyền đôi khi làm tăng gánh nặng của tim, gây ra tình trạng nguy hiểm ở nhóm người mắc bệnh tim mạch hay hô hấp.

Tuần vừa qua, đã có 4 trường hợp tử vong mà nguyên nhân chính là do bệnh nhân chủ quan, vào viện muộn khi bệnh diễn biến quá trầm trọng, các biện pháp can thiệp không thể cứu chữa. Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, bệnh sốt xuất huyết là một bệnh cấp tính nên diễn biến nặng rất nhanh chóng. Người bệnh từ khi có dấu hiệu cảnh báo cho đến khi xuất hiện sốc, nếu không được xử lí phù hợp thì có thể chỉ khoảng vài tiếng. Người bệnh khi nhiễm sốt xuất huyết Dengu diễn biến nặng từ ngày thứ 4, 5 trở đi, không phải thấy hết sốt mà chủ quan.

Khi sốt, bệnh nhân cần uống paracetamol đơn chất, không được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt, những ngày đầu của bệnh, việc truyền dịch không cần thiết, không phải cứ có chẩn đoán sốt xuất huyết là phải truyền dịch mà phải đúng chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt không nên tự truyền dịch tại nhà. Từ ngày thứ 6 của bệnh là giai đoạn tái hấp thu và phục hồi, nếu truyền dịch sẽ gây nhiều biến chứng như suy tim, phù phổi cấp.

Dự báo sau kỳ nghỉ lễ có khả năng xuất hiện làn sóng dịch bệnh mới với các biến chủng mới nếu như người dân không tăng cường các biện pháp phòng dịch bệnh sốt xuất huyết hay cúm A và chủ động tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Theo PGS.TS Phạm Quang Thái - Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho rằng: "Một cái điều gần như chắc chắn rằng sau các kỳ nghỉ lễ thì số lượng giường bệnh sẽ tăng lên. Bởi vì trong ngày lễ, mọi người có xu hướng gặp gỡ nhau, rồi du lịch. Và vừa rồi chúng ta có thể thấy là bùng nổ số ca nhập viện nặng. Thì chúng tâ thấy rằng việc đeo khẩu trang ở đám đông là hết sức cần thiết và không bao giờ là thừa cả, liên tục phải nhắc đi nhắc lại.Nếu gặp ai đó cũng cần có việc dự phòng bằng việc đeo khẩu trang để tránh lây cho người khác."

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong những ngày gần đây số ca COVID-19 tăng khoảng 700-800 ca/ ngày. Số bệnh nhân nặng cũng gia tăng. Cùng với đó, xuất hiện nhiều bệnh dịch như sốt xuất huyết, cúm mùa, tay chân miệng. Vì vậy, mỗi người dân khi đi du lịch cần có kế hoạch để đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.

Bài liên quan
Miền Bắc ngày nắng hanh, đêm và sáng sớm trời rét
Dự báo thời tiết ngày 18.1, miền Bắc trời rét, trưa chiều trời nắng. Khu vực Thanh Hóa - Quảng Trị có mưa vài nơi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miền Bắc đối phó với dịch bệnh tăng cao sau kỳ nghỉ lễ