Qua thời hoàng kim, hãng chế tạo chiến đấu cơ lớn nhất của  Nga MiG  hết thời, "đua không lại" đối thủ Sukhoi, theo báo Moscow Times ngày 2.7.

MiG hết thời, “đua không lại” đối thủ Sukhoi

Một Thế Giới | 03/07/2015, 20:00

Qua thời hoàng kim, hãng chế tạo chiến đấu cơ lớn nhất của  Nga MiG  hết thời, "đua không lại" đối thủ Sukhoi, theo báo Moscow Times ngày 2.7.

Từng là một nhà thiết kế máy bay nổi tiếng nhất thế giới, hãng MiG đang đối mặt với thời kỳ khủng hoảng. Tuy họ vẫn cung cấp 30 kiểu chiến đấu cơ cho không lực các nước, MiG không thắng một giải thi thiết kế nào, không có được  bên mua nào trong thời hậu Liên Xô. 
Nhiều chuyên gia cho rằng, MiG hết thời, "đua không lại" đối thủ Sukhoi 
Theo cơ quan tư vấn quốc phòng IHS, lợi nhuận MiG chiếm 4,4 tỉ USD trong tổng số 13 tỉ xuất khẩu vũ khí của Nga vào năm 2014.
MiG rất được giới tiêu thụ tin dùng, chỉ xếp thứ hai trong ngành xuất khẩu vũ khí sau Mỹ. 
Tuy nhiên, lãnh đạo MiG cho biết: họ vẫn chịu khoản hao hụt lớn thời hậu Liên Xô, vì sự nổi lên của hãng chế tạo máy bay trẻ hơn Sukhoi.

Sukhoi dường như thống lĩnh thị trường quốc tế, xuất khẩu hơn 67 chiếc và kiếm được nhiều hơn MiG những 7 tỉ USD kể từ năm 1991.

Trong cuộc đua giành phần thị trường với Sukhoi, MiG yếu thế, không giành được các hợp đồng lớn. “Không còn hi vọng nào cho MiG, chuyên gia về chiến đấu cơ Mark Bobbi tại IHS cho biết.

Ông nói: "MiG đã chi đậm cho nhiều gói bảo trì và nâng cấp kinh doanh”, song khách hàng của họ dường như cho các máy bay tiêm kích phản lực MiG-29 “nằm” kho. Sau đó, họ thay thế MiG-29 bằng chiếc khác.

Biệu tượng một thời của Chiến tranh Lạnh

Thời hoàng kim của MiG là thời Chiến tranh Lạnh, phương tây xem Mig là biểu tượng của không quân Nga. 

Theo giám đốc Ruslan Pukhov thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) có trụ sở tại Nga, danh tiếng của MiG chỉ chịu lép vế với hãng chế tạo súng AK Kalashnikov.

“Hồi thời Liên Xô, chiến đấu cơ chủ đạo là MiG”, Moscow Times dẫn lời Pukhov. Hãy xem bộ phim Hollywood “Top Gun” sẽ thấy rõ vị trí của MiG như thế nào trong nhận thức của giới không quân phương Tây.

Tên công ty được đặt theo tên của hai nhà thiết kế máy bay chiến đấu đầu tiên của hãng MiG-1 là Artyom Mikoyan và Mikhail Gurevich hồi 1939.

Ngày nay, chiến đấu cơ được sử dụng thông dụng nhất là chiếc MiG-29, vốn tương đương với chiếc F-15 của Mỹ.

Ước tính 1 chiếc MiG-29 trị giá 30 triệu USD, theo Moscow Times.

Hợp đồng béo bở

Nhưng vận may của MiG  thay đổi theo chiều hướng xấu với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

Thời Chiến tranh Lạnh với cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt giữa Mỹ và Liên Xô, khiến Liên Xô duy trì cả MiG và Sukhoi cùng tồn tại và phát triển. Một cách cân bằng môi trường cạnh tranh cho cả 2 hãng.

Dù sản phẩm của 2 hãng có khác nhau, như kích cỡ, vai trò chiến đấu và khả năng chuyên chở vũ khí, thì một trong hai hãng vẫn có sự ưu việt “nhỉnh” hơn hãng còn lại.

Chuyên gia Bobbi nói với Moscow Times, rằng  MiG và Sukhoi luôn được xem là những chiếc “xài một lần”, tức cho sử dụng nhưng ít hoặc không có bảo trì. 
10 năm sau đó, khi chúng bắt đầu gỉ sét thì giới quân sự thay thế bằng chiếc mới.

According to Bobbi, MiG and Sukhoi aircraft under this system "were designed as throwaway aircraft," designed to operate for 10 years with little or no maintenance before they were scrapped and replaced with all new aircraft.

Tuy nhiên, về sau năm 1991, nhu cầu tiêu thụ giảm, tức khi Bộ Quốc phòng Nga không tiếp tục mua sắm lãng phí ngân khố quốc gia. Chính vì lẽ đó 2 hãng có xu hướng hướng ra thị trường quốc tế nhiều hơn nếu muốn trụ vững.

Thiếu nguồn cung và mất vị thế trong nước như một hãng xuất khẩu lớn, MiG mất những hợp đồng béo bở vào tay Sukhoi, trong khi chỉ có những hợp đồng này mới đủ “cứu sống” MiG.

Số liệu từ IHS cho thấy, từ năm 1991, Sukhoi đã cho xuất 252 chiếc máy bay, thu được 15,4 tỉ USD, trong khi MiG chỉ xuất 185 chiếc với tiền thu được khoảng 8,6 tỉ USD.

Điều này cũng dễ hiểu. Đại diện Tập đoàn Nhà nước United Aircraft, Maxim Sysoyev cho biết sự khác biệt: Sukhoi chiếm thị phần rất lớn ở Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi khách hàng của MiG rất nhỏ lẻ. Hơn nữa chiếc Sukhoi mắc hơn vì nó to hơn.

Tuy nhiên, Sysoyev cho rằng “không thể nói MiG đang gồng mình, tôi nghĩ quan niệm này không đúng”.

Từ lỗ vốn…

Trong khi Sukhoi được lợi như “diều gặp gió”, thì MiG vẫn lẹt đẹt với vài hợp đồng từ hải quân Nga và hải quân Ấn Độ.

Hồi tháng 4.2002, MiG mất vị trí “ân sủng” của Bộ quốc phòng Nga vào tay Sukhoi vốn có máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, theo Moscow Times. 
MiG tiếp tục sản xuất máy bay tàng hình dòng này, vốn nhẹ hơn hẳn Sukhoi, nhưng dự án này không thu hút được sự quan tâm của Bộ quốc phòng Ngavà nước ngoài.
MiG vào năm 2007 lại ráng sức, khi trình làng chiếc MiG-35, một phiên bản nâng cấp của chiếc MiG-29 thế hệ thứ tư. 
Công ty này hi vọng sẽ thắng thầu lớn trị giá 13 tỉ USD với chiếc MiG-35 tại Ấn Độ vốn muốn đặt mua 126 chiếc. 
Nhưng năm 2012, Ấn Độ quyết định mua   máy bay Rafale của Pháp, khiến việc hứa hẹn trước đó ứ nghẹn “trên bàn giấy”. Điều này khiến “MiG lỗ vốn”, Bobbi cho biết.

Sysoyev cho biết có vài vụ mua bán mới chiếc MiG-35, song theo hãng tin RIA Novosti dẫn lời thứ trưởng quốc phòng Nga Yury Borisov: phải đến năm 2020 mới bán được chỉ 30 chiếc.

…đến tai tiếng

Việc Sukhoi và MiG cạnh tranh để giành thị trường xuất khẩu trong những năm 1990 đã gây ấn tượng không tốt trong lòng khách hàng.

Bobbi cho rằng khách hàng quốc tế đã hiểu được "các công ty Nga yếu kém trong việc sửa chữa -bảo trì máy bay của họ".
MiG còn có những tai tiếng khác. Năm  2008, Algeria bỏ hợp đồng và hoàn trả 15 chiếc MiG-29 mà hãng xuất sang từ năm 2006 và 2007 vì yếu tố chất lượng. 
Thay vào đó, họ yêu cầu Nga cung cấp 14-16 chiếc Su-30 của Sukhoi.

Phi vụ này khiến  MiG mất khoản lợi nhuận 1,28 tỉ USD cho 34 chiếc. Đây cũng là sự kiện đầu tiên máy bay Nga bị nước ngoài trả về vì lí do chất lượng.

Hiện số phận của hãng MiG vẫn chưa rõ sẽ ra sao, trong khi Moscow đều xúc tiến thiết lập thêm tàu sân bay mới trước năm 2030. Tuy nhiên Ấn Độ khẳng định họ sẽ sử dụng chiếc MiG-29.

Điều này vẫn chỉ là điểm sáng nhỏ nhoi trong mớ khó khăn khác. Hiện nhiều chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn có khả năng thay thế MiG-31 vốn đã lỗi thời.

Trong năm tới, MiG sẽ sản xuất 32 chiếc trị giá 2,2 tỉ USD, so với 116 chiếc (7 tỉ USD)của Sukhoi, theo ghi nhận từ IHS.

Hà My (theo Moscow Times)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
MiG hết thời, “đua không lại” đối thủ Sukhoi