Ngày 28.4, Ban Quản lý di tích lịch sử Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM) mở cửa hai khu vực đặc biệt là phòng ngủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phòng làm việc của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ.
Ngày 30.4.1975, sau khi nhận bàn giao từ Ủy ban Quân quản TP cho đến năm 1990, Dinh Độc lập, nay là Hội trường Thống Nhất, bắt đầu mở cửa đón khách tham quan. Tuy nhiên cả hai khu vực đặc biệt trên lâu này đều đóng kín. Sau quá trình trùng tu đến mức gần như giống tuyệt đối, hai khu vực hôm nay chính thức mở đón du khách nhân kỷ niệm 41 năm ngày đất nước thống nhất.
Đại diện Ban Quản lý cho biết: “Giống như nhiều nước trên thế giới, thể chế của Việt Nam Cộng hòa quy định tổng thống và gia đình được sống ngay nơi làm việc của mình. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và gia đình đã ở trong Dinh Độc Lập gần 10 năm, vào hai nhiệm kỳ liên tiếp (1967-1971) và (1971-1975)”.
Theo ghi nhận của PVtrong ngày mở cửa tham quan: Phòng ngủ của vợ chồng ông nằm tại góc Dinh, một mặt hướng ra mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.1), một mặt nhìn ra khu vườn cây xanh rợp mát phía đường Nguyễn Thị Minh Khai, toàn bộ trang trí theo phong cách của thập niên 70 thế kỷ 20.
Vật liệu sử dụng đa phần bằng gỗ, màu sắc chủ đạo là vàng. Chiếc giường ngủ đặt giữa phòng cũng đơn giản, không hoa văn nhiều. Bên trên đầu giường treo bức phù điêu bằng gỗ có hình hai con rồng chụm đầu vào nhau, ôm trọn lấy chữ Phúc. Bên cạnh giường đặt tấm ảnh của bà Nguyễn Thị Mai Anh là vợ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ngay cửa ra vào phòng ngủ là bộ bàn ghế salon dùng để uống trà, bên trên tường treo trang trọng tấm ảnh của cả gia đình tổng thống đã cũ kỹ theo thời gian.
Nối thông với phòng ngủ có phòng vệ sinh được trang trí đặc biệt bằng gạch men màu vàng chanh và phòng để quần áo, giày dép. Bàn trang điểm của bà Mai Anh khá gọn gàng, ngăn nắp có gương sáng, cao lớn để dễ soi. Khu vực để quần áo của vợ chồng tổng thống gần đó khoảng 20 bước chân, gồm nhiều tủ đứng bằng gỗ kê dọc bên tường. Toàn bộ trang phục tiếp khách, ngoại giao của tổng thống đều được chọn ủi sẵn, phù hợp với từng lễ nghi mắc sẵn ở giá để ông tùy nghi sử dụng.
Còn phòng làm việc của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ nằm bên phải Dinh, nhìn ra khoảng sân chính. Ông Nguyễn Cao Kỳ thích bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm với chủ đề: “Cao nguyên trung phần” được chụp tại Đà Lạt nên ảnh này ông cho in phóng khổ lớn tại Nhật Bản đưa về trang trí ở đây. Ông còn treo bức chân dung của vợ là bà Đặng Tuyết Mai ở ngay bàn tiếp khách nhỏ. Bên cạnh là bức ảnh khổ lớn về bãi biển miền Trung đang dào dạt sóng vỗ, làm cho không khí trong phòng làm việc trở nên nhẹ nhàng và yên tĩnh hơn.
Vật liệu phòng ngủ của tổng thống Thiệu đa phần bằng gỗ, màu sắc chủ đạo là vàng |
Salon uống trà, phía trên tường treo hình gia đình tổng thống |
Cửa thông ra phòng để trang phục |
|
Áo quần của gia đình tổng thống được treo ngăn nắp |
|
Bàn trang điểm của bà Mai Anh gọn gàng |
Bên cạnh giường là bức hình của bà Mai Anh, vợ tổng thống Thiệu |
Bồn tắm của vợ chồng ông Thiệu cũng màu vàng |
Phòng làm việc của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ cũng lần đầu tiên được mở cửa tham quan |
Tất cả giữ lại hầu như nguyên vẹn |
Ông cho in phóng lớn bức ảnhCao nguyên trung phầntreo trang trí ở đây |
Phòng tiếp khách nhỏ trên tường là bức ảnh của bà Đặng Tuyết Mai |
Tất cả phòng ngủ của vợ chồng tổng thống Thiệu và phòng làm việc của tướng Nguyễn Cao Kỳ đều nhìn ra sân trung tâm của Dinh Độc Lập |
Bài:Lê Công Sơn -Ảnh: Quỳnh Trân/Thanh Niên