Thanh tra Chính phủ kết luận: "Công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án đường 5 kéo dài đã bộc lộ nhiều sai phạm, tiến độ dự án kéo dài chậm 6 năm, theo đó đã tăng tổng mức đầu tư từ 3.532 tỉ đồng (tháng 4.2005) lên 6.661,757 tỉ đồng (tháng 2.2013) gây lãng phí ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp.
Hàng loạt thiếu sót tại dự án
Ngày 20.6.2016, trong thông báo 1578 của mình, Thanh tra Chính phủ đã đưa ra kết luận thanh tra dự án đường 5 (quốc lộ 5)kéo dài sau một thời gian thực hiện thanh tra dự án.
Tổng thanh tra Chính phủ khẳng định: Công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án dường 5 kéo dài đã bộc lộ nhiều sai phạm, tiến độ dự án kéo dài chậm 6 năm, theo đó đã tăng tổng mức đầu tư lớn (từ 3.532 tỉđồng theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư số1881/QĐ-UBND ngày 15.4.2005 lên 6.661,757 tỉđồng theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư điều chỉnh số 909/QĐ-UBND ngày 7.2.3013) gây lãng phí ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp.
Kết luận thanh tra chỉ racông tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dựtoán và tổng dựtoán công trình doBan Quản lý dự án hạ tầng tả ngạn thực hiện phê duyệt thiết kếkỹ thuật - dự toán từng gói thầu đểtriển khai công tác đấu thầu và ký hợp đồng thi công xây lắp đãkhông chấp hành sựphê duyệt tổng dự toán theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy khi tổchức thực hiện đãkhông kiểm soát được chi phí đầu tư.
Tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu là 3.532 tỉ, phần xây lắp 2.182 tỉđồng, tính đến thời điểm năm 2012 giá trị dự toán điều chỉnh của 13 gói thầu xây lắp được phê duyệt là 3.933 tỉđồng (tăng 1.751 tỉ) vàvượt tổng mức đầu tư được duyệt; tổng dự toán phần xây lắp của các gói thầu được duyệt trong kếhoạch là1.450,5 tỉđồng, vượt tổng mức đầu tư là 882,505 tỉ.
Cụ thể, dự án này đã để xảy ra một số thiếu sót, sai phạm từ công tác quản lý đầu tư xây dựng. Công tác nàyđã bộc lộ nhiều sai phạm, tiến độ dự án kéo dài chậm 6 năm làm tăng tổng mức đầu tư lớn (từ 3.532 tỉđồng lên 6.661,757 tỉđồng) gây lãng phí ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp.
Nguồn vốn đầu tư được UBND TP.Hà Nội phê duyệt trong kế hoạch vốn hàng năm, cơ bản đáp ứng điều kiện để thực hiện dự án theo tiến độ, đến năm 2014 đã thực hiện phân bổ vốn gần 4,6 nghìn tỉ đồng, đã giải ngân đến năm 2014 gần 4 nghìn tỉđồng.
Để xảy ra tình trạng sai sót gây lãng phí này, trong kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những nguyên nhân khiến dự án bịthực hiện chậm trễ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như trượt giá... thì Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra một loạt những nguyên nhân chủ quan.
Kết luận thanh tra nêu rõ việc chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của UBND TP.Hà Nội, huyện Đông Anh, quận Long Biên và các cơ quan liên quan chưa quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng trong khi khối lượng công việc phải thực hiện lớn, có tính chất phức tạp dẫn đến kéo dài không bàn giao mặt bằng đủ điều kiện cho nhà thầu thi công.
UBND TP.Hà Nội tuy có đôn đốc chủ đầu tư, quậnhuyện và các sởngành giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhưng chưa quyết liệt để tiến độ kéo dài.
Nhà thầu tư vấn thiết kế của dự án là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI đã bộc lộ sự yếu kém về năng lực trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nhà thầu này có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm nên chất lượng thiết kế yếu, dẫn đến quá trình thực hiện phải thay đổi, bổ sung nhiều lần.
Phía chủ đầu tư(Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn) các quậnhuyện và sởngành có liên quan đã bộc lộ sự yếu kém về năng lực quản lý và thực hiện dự án. Các nhà thầu thi công các gói thầu xây lắp đã thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu, một số gói thầu thi công cầm chừng làm chậm tiến độ chung của dự án. Cá biệt có nhà thầu không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đúng quy định của nhà thầu chính.
Cụ thể, đáng lưu ý trong những vi phạm tại dự án phải nói đến là công tác giảiphóng mặt bằng phục vụ thi công. Kết luận thanh tra chỉ rõ trách nhiệm thuộc Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn, UBND huyện Đông Anh vàquận Long Biên, Ban Giải phỏng mặt bằng TP.Hà Nộivà UBND TP.Hà Nội.
Kết luận thanh tra nêu rõ: Việc bồi thường, hỗtrợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đượcthực hiện không đúng, trong đó việc chi trả tiền hỗ trợ cho tổchức, đơn vị, cá nhân sai quy định với sốtiền là 77,086 tỉđồng.Trách nhiệm thuộc SởTài chính Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, UBND quận Long Biên, Thường trực UBND TP.Hà Nội.
Sai phạm về tài chính trong dự án này được Thanh tra Chính phủ kết luận với số tiền 657,941 tỉ đồng. Trong đó, 273,667 tỉ đồng đã được khẳng định; số còn lại là 384,271 tỉ đồng gồm gói thầu 12là 48,206 tỉ đồng và gói thầu 13 là 336,068 tỉ đồng cần phải đượctính toán chi tiết, cụ thể để xử lý...
Kiến nghị xử lý hàng loạt sai phạm
Trước kết quả thanh tra dự án này, Tổng thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cũng đưa ra những kiến nghị một số nội dung về những tồn tại trong dự án đường 5 kéo dài.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tổ chức thực hiện:
Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng nói chung trên địa bàn thủ đô trong các mặt quản lý giá thành, tiến độ và trình tự thủ tục đầu tư.
Chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn khẩn trương làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để hoàn thành hồ sơ phê duyệt lại dự toán các gói thầu, tổng hợp và phê duyệt tổng dự toán để phê duyệt lại tổng mức đầu tư theo nội dung của kết luận thanh tra.
Rà soát việc thực hiện gói thầu 18 khuquy hoạch 25 ha hai bên đường 5 kéo dài thuộc quận Long Biên để điều chỉnh việc thực hiện đúng mục đích sử dụng; xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan; xử lý về kinh tế theo những nội dung mà Thanh tra Chính phủ đã phát hiện và yêu cầu chủ đầu tư xác định số tiền sai phạm cụ thể tại các gói thầu 12, 13 để dễ xử lý.
Cùng với đó, Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý một số sai phạm khác như yêu cầu chủ đầu tư đánh giá lại các hạng mục thảm bê tông với tất cả các gói thầu để làm căn cứ thanh toán; chủ đầu tư lập và thẩm định, phê duyệt lại dự toán điều chỉnh theo quy định của pháp luật đối với gói thầu số 35.
Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui – cầu Đông Trù – Phương Trạch – Bắc Thăng Long – Hà Nội thuộc dự án nhóm A được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư. Dự án có quy mô chiều dài toàn tuyến là 13,136km, tổng mức đầu tư là 3.532 tỉđồng, thời gian thực hiện dự án là 36 tháng (khởi công năm 2005, hoàn thành năm 2008).
Theo kế hoạch được phê duyệt, dự án gồm 13 gói thầu xây lắp được triển khai từ tháng 6.2005 và hoàn thành vào năm 2008 nhưng trên thực tế, năm 2005 mới khởi công được 2 gói thầu, năm 2006 triển khai được 4 gói thầu, năm 2008 triển khai 3 gói thầu, năm 2009 triển khai 2 gói thầu, còn lại tới năm 2013, 2014 mới triển khai nhiều gói thầu bổ sung.
Nam Phong