Mùa đại hội đồng cổ đông các ngân hàng năm nay, ngoài vấn đề mua bán, sáp nhập được rất nhiều người quan tâm, thì có lẽ cổ đông ngân hàng sẽ chất vấn mạnh mẽ các vị ban quản trị do không được chia cổ tức, hoặc mức chia quá thấp.

Một loạt ngân hàng không chia cổ tức 2014

Một Thế Giới | 10/04/2015, 05:28

Mùa đại hội đồng cổ đông các ngân hàng năm nay, ngoài vấn đề mua bán, sáp nhập được rất nhiều người quan tâm, thì có lẽ cổ đông ngân hàng sẽ chất vấn mạnh mẽ các vị ban quản trị do không được chia cổ tức, hoặc mức chia quá thấp.

Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM, có 7 trong số 12 ngân hàng có hội sở trên địa bàn TPHCM không thể chia cổ tức cho cổ đông. Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm số lượng các ngân hàng không chia cổ tức lại nhiều đến vậy.
Trong số các ngân hàng dự định không chia cổ tức 2014 có những ngân hàng như Eximbank, HDBank, An Bình, TMCP Sài Gòn, Southernbank…  Việc không chia cổ tức chủ yếu do tình hình kinh doanh năm ngoái của nhiều ngân hàng chưa khả quan, cộng với việc tăng trích lập dự phòng khiến lợi nhuận nhiều ngân hàng bị giảm.
Có một số ngân hàng vẫn chia cổ tức nhưng mức cổ tức đã giảm so với dự kiến như LienVietPostbank, từ mức dự kiến 10% còn 6%, VIB từ 11% xuống còn 9%.
Trong năm nay, đa phần các ngân hàng phải xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước về mức chia cổ tức. Theo báo cáo của NHNN Chi nhánh TPHCM, NHNN sẽ dựa trên việc các ngân hàng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro làm cơ sở đánh giá việc phân phối lợi nhuận.
Về thông tin các ngân hàng bị khống chế mức trần 9% khi chia cổ tức trong năm nay, một lãnh đạo NHNN khẳng định là không có, việc quy định mức bao nhiêu sẽ phụ thuộc chất lượng từng ngân hàng.
Đây cũng là năm đầu tiên NHNN giám sát chặt vấn đề chia cổ tức của từng ngân hàng. Việc này đi liền với quá trình tái cơ cấu của các ngân hàng trong năm 2015. Vị này cũng cho rằng ông không muốn NHNN phải can thiệp quá sâu vào hoạt động của các ngân hàng, nhưng nếu tình hình tài chính nhiều ngân hàng đang gặp khó mà vẫn chia cổ tức thì việc tái cơ cấu sẽ còn khó khăn hơn, nên trong giai đoạn này NHNN buộc phải quy định mức chia của từng ngân hàng để phục vụ cho việc cải thiện tình hình tài chính cảu các ngân hàng.
Theo Phó chủ tịch một ngân hàng lớn, năm nay, các ngân hàng cũng sẽ tiếp tục khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tiên là việc cơ cấu lại nợ theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN đã hết hiệu lực thi hành từ 1-4 vừa qua, rất nhiều khoản nợ đã được cơ cấu phải chuyển xuống nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 gọi chung là nợ xấu) làm tăng nợ xấu, tăng trích lập dự phòng của các ngân hàng, đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm xuống.
Thêm vào đó, một số quy định về đầu tư, trong đó có đầu tư cổ phiếu, trái phiếu đều bị thu hẹp, dẫn đến các ngân hàng sẽ phải xoay xở trong chiếc áo chật vì chỉ còn kênh cho vay là chủ yếu.
Trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, ngoài vấn đề sáp nhập chắc chắn sẽ nóng, một số chuyên gia ngân hàng cũng dự báo sự sụt giảm lợi nhuận và cổ tức của cổ đông sẽ khiến đại hội thêm phần căng thẳng. Một diễn biến cũng dự kiến sẽ nóng là chuyện bầu bán nhân sự cấp cao. Chỉ riêng 12 ngân hàng có trụ sở tại TPHCM thì có đến 10 ngân hàng phải bầu bổ sung nhân sự mới. Sự dịch chuyển nhân sự của các ngân hàng trong năm nay lớn hơn nhiều so với các năm trước.
Theo Thảo Nguyên (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một loạt ngân hàng không chia cổ tức 2014