Tạp chí TIME chỉ ra một số cách thức làm mát bền vững tại Trung Đông có thể áp dụng thay cho máy điều hòa.

Một số cách làm mát có thể học hỏi từ Trung Đông

Cẩm Bình | 29/07/2023, 12:10

Tạp chí TIME chỉ ra một số cách thức làm mát bền vững tại Trung Đông có thể áp dụng thay cho máy điều hòa.

Nắng nóng đang hoành hành khắp thế giới làm tăng nhu cầu sử dụng máy điều hòa. Nhưng máy điều hòa được cho là thải ra đến 1.950 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm - chiếm gần 4% lượng khí thải carbon toàn cầu. Thiết bị này cũng làm tăng tiền điện, áp lực kinh tế với người thu nhập thấp vì vậy cũng tăng theo.

Giáo sư John Onyango (Trường Kiến trúc, thuộc Đại học Notre Dame) chỉ ra không nhất thiết phải dùng máy điều hòa. Cư dân ở những vùng khí hậu nóng bức đã thiết kế nên không ít công trình bền vững chịu được nhiệt độ cực cao suốt hàng trăm năm.

“Chúng ta có nhiều kỹ thuật có thể sử dụng để hạ nhiệt. Chúng ta có thể học hỏi từ Trung Đông, hãy nhìn vào Iran, Dubai hoặc Thổ Nhĩ Kỳ”, theo Giáo sư Onyango.

Tận dụng gió làm mát không gian bên trong

Công trình hiện đại ở một số thành phố nắng nóng thường sử dụng cách thức cổ xưa.

Tại thành phố Masdar của Abu Dhabi, tòa nhà 4 tầng là trụ sở Trung Đông của Công ty Siemen (Đức) được thiết kế để tự làm mát mà không cần điều hòa. Chứng nhận bạch kim LEED từ Hội đồng Công trình xanh Mỹ đủ sức chứng tỏ đây là một trong số công trình bền vững nhất hành tinh.

Tòa nhà hoàn thành năm 2014 này có kết cấu barajeel truyền thống (tháp gió vuông) cùng cấu trúc trần được tạo hình cẩn thận giúp đón sáng tự nhiên đồng thời ngăn chặn tình trạng quá nhiệt do khí hậu sa mạc.

mobuildings.jpg
Trụ sở Trung Đông của Công ty Siemen - Ảnh: Getty Images

Barajeel giúp các công trình làm mát bị động trong nhiều thế kỷ. Giáo sư Onyango cho biết kết cấu tháp gió như vậy có thể khiến nhiệt độ giảm đến 10 độ C tùy thuộc thiết kế công trình và mức gió. Kết cấu hoạt động bằng cách đưa luồng gió nóng từ bên ngoài vào tầng thấp hay thậm chí dưới lòng đất nơi chúng được làm mát tự nhiên. Sau đó gió mát được giải phóng bên trong công trình.

Chỉ cần có gió thổi thì barajeel sẽ phát huy tác dụng làm mát, không cần tới điện. Nhiều phiên bản của kết cấu này có thể áp dụng cho công trình cao tầng.

Với công trình cao tầng, gió sẽ thổi vào cấu trúc như ống khói. Luồng gió di chuyển trong ống được làm mát bằng tường rồi giải phóng bên trong công trình.

Mái vòm

Giáo sư Amin Al-Habaibeh (Trường Thiết kế kiến trúc và môi trường xây dựng, thuộc Đại học Nottingham Trent) chỉ ra một cách cải thiện khả năng tự làm mát nữa là xây mái vòm cao. “Ưu điểm của cấu trúc mái vòm là một phần công trình hứng nắng, phần còn lại có bóng râm. Như vậy nhiệt lượng từ mặt trời được phân tán tự nhiên và ít tập trung hơn vào cấu trúc mái bằng”, ông phân tích.

Vật liệu tự nhiên

Cũng theo Giáo sư Al-Habaibeh, dùng vật liệu tự nhiên chẳng hạn như đá và bùn giúp công trình bền vững và chịu nhiệt tốt hơn. Nhiều công trình làm từ bùn ở thành phố Sana'a (Yemen) hay thành phố Djenné (Mali) tồn tại suốt hàng thế kỷ.

Ông cho biết: “Vật liệu thân thiện môi trường này sẽ hấp thụ ẩm vào ban đêm và bốc hơi vào ban ngày, tạo ra hiệu ứng làm mát tự nhiên”.

Không như sản xuất thép và bê tông, sản xuất gạch từ đá hay bùn không phát thải nhiều carbon. Chúng có thể được dùng làm vật liệu độn giúp đệm cấu trúc bên dưới tường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
5 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số cách làm mát có thể học hỏi từ Trung Đông