Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, phân bón giả, kém chất lượng đang hoành hành và "thách thức" các nhà quản lý.

Mua phân bón Trung Quốc ồ ạt, nhưng toàn phân bón giả?

tuyetnhung | 30/09/2016, 05:49

Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, phân bón giả, kém chất lượng đang hoành hành và "thách thức" các nhà quản lý.

Nhập siêu ồ ạt

Là sản phẩm phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại nên phân bón thường là mặt hàngbị làm giả, kém về chất lượng. Mặt khác trong tình hình hiện nay, ngành phân bón cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nhu cầu tiêu thụ trong nước mỗi năm ước tính khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó, phân bón vô cơ chiếm hơn 80% nhu cầu trong cả nước, phân hữu cơ và phân bón khác chiếm 20%.

Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam luôn là nước nhập siêu phân bón. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón của nước ta đạt 793 nghìn tấn, với tổng trị giá là 280 triệu USD, giảm 25,2% về lượng và trị giá so với năm 2014.

Thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam chủ yếu là các nước khu vực Đông nam Á, trong đó Campuchia là thị trường lớn nhất, năm 2015 đạt 301 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 38% tổng lượng phân bón xuất khẩu, tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Philippineschiếm tỷ trọng lần lượt khoảng 10%, còn lại là Thái Lan, Lào...

Ở chiều ngược lại, năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng phân bón đạt 4.505 triệu tấn, trị giá đạt 1,42 tỉ USD, tăng 18,7% về lượng và 14,5% về trị giá so với năm 2014;trong đó nhập khẩu phân Ure 601 nghìn tấn, tăng 80,1% về lượng và 74% về trị giá so với năm 2014.

Trung Quốc được xem là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam. Năm 2015, nhập khẩu từ quốc gia này đạtgần 2,3 triệu tấn, trị giá 660,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 51% tổng lượng phân bón nhập khẩu; đứng thứ 2 là Nga 409,35 nghìn tấn; tiếp theo là các thị trường như Belarusvới270,7 nghìn tấn;Nhật Bản với224 nghìn tấn. Trong năm 2015, nhập khẩu phân bón từ Indonesia là 218 nghìn tấn, tăng gần 6 lần so với năm 2014; Hàn Quốc là 170 nghìn tấn; Lào là 165,2 nghìn tấn, tăng 2 lần so với năm 2014; Canada là 160 nghìn tấn...

Trong khi đó, nửa đầu năm 2016, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại đạt 1,88 triệu tấn với giá trị đạt 531 triệu USD. Và nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc với 44,8% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này.

Phân bón giả "hoành hành"

Bộ Công thương cho biết, tình trạng nhập siêu phân bón ồ ạt của Việt Nam sẽkhông tránh khỏi sự trà trộn của các loại phân bón giả, kém chất lượng.

Cụ thể, theo Bộ này,các hành vi vi phạm chủ yếu là không thực hiện công bố hợp quy, sản xuất, kinh doanh hàng hóa không đạt chất lượng như công bố hoặc không đạt chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với công bố tiêu chuẩn áp dụng; trên nhãn có ghi thông tin không đúng sự thật; kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng; gian lận trong kê khai để trốn thuế; hợp thức hóa hàng lậu bằng tờ khai để trốn thuế; hợp thức hóa hàng lâụ bằng tờ khai, chứng từ nhập khẩu và bao bì của doanh nghiệp sản xuất trong nước để vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), trong năm 2015, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.091 vụ, phát hiện xử lý 878 vụ vi phạm. Xử phạt vi phạm hành chính là 10,6 tỉ đồng. Đồng thời thu giữ 276.454 kg, 143.806 gói, 10.103 chai, 110 bao, 40 bình phân bón các loại; trị giá tang vật tịch thu ước gần 39,7 tỉ đồng.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2016, kiểm tra 1.356 vụ, phát hiện, xử lý 399 vụ vi phạm. Xử phạt vi phạm hành chính là 3.985 tỉ đồng. Thu giữ 20 tấn phân đạm Trung Quốc, tiêu hủy 12.500 kg phân bón NPK giả công hiệu sử dụng,2.425 kg phân bón quá hạn sử dụng các loại; buộc tái chế 3.500 kg phân bón NPK kém chất lượng.

Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý thị trường phân bón thời gian tới, Cục Quản lý thị trường cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Cục này cũng sẽ tăng cường phối hợp với Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong việc cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng để phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón của lực lượng quản lý thị trường.

Trong khi đó, phát biểu tại Hội thảo quốc gia "Lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam" diễn ra vào ngày 28.9 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã nhấn mạnh, cần nghiêm túc và khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý, tập trung nguồn lực để siết chặt quản lý thị trường phân bón, đem lại niềm tin cho hơn 60 triệu nông dân Việt Nam vàgóp phần vào sự phát triển bền vững chongành nông nghiệp trong nước.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mua phân bón Trung Quốc ồ ạt, nhưng toàn phân bón giả?