Tiêm mũi vắc xin tăng cường là phương pháp hiệu quả cho những người suy giảm hệ thống miễn dịch chống lại COVID-19.

Mũi vắc xin COVID-19 tăng cường có cần thiết với người suy giảm miễn dịch?

Đan Thuỳ | 02/09/2021, 20:56

Tiêm mũi vắc xin tăng cường là phương pháp hiệu quả cho những người suy giảm hệ thống miễn dịch chống lại COVID-19.

Một số quốc gia bao gồm Mỹ và Anh đang triển khai tiêm nhắc lại mũi vắc xin COVID-19 cho những người bị suy giảm miễn dịch. Dữ liệu cho thấy những người bị suy giảm miễn dịch không được bảo vệ tốt khỏi COVID-19 với chỉ 2 mũi vắc xin thông thường. Vì vậy với đối tượng này, mũi vắc xin tăng cường là đặc biệt cần thiết.

Những ai suy giảm miễn dịch?

Đối tượng này có các tình trạng được gọi là suy giảm miễn dịch, trong đó có một phần của hệ thống miễn dịch của họ bị thiếu hoặc không hoạt động tốt như bình thường.

Khoảng 2,8% người trưởng thành tại Mỹ bị suy giảm miễn dịch và tỷ lệ này được cho là tương tự ở Úc cùng các nước khác.

co-the-xuat-hien-5-bieu-hien-nay-chung-to-he-mien-dich-cua-ban-da-bi-suy-giam.png
Những người bị suy giảm miễn dịch sẽ mắc bệnh nặng và lâu khỏi khi mắc COVID-19 - Ảnh: Internet

Suy giảm miễn dịch được chia thành hai loại:

    - Tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát là rất hiếm, thường là di truyền do đột biến trong DNA của con người.
    - Suy giảm miễn dịch thứ cấp thường gặp hơn và mắc phải sau khi sinh. Các yếu tố có thể gây suy giảm miễn dịch thứ phát gồm suy dinh dưỡng, một số bệnh nhiễm trùng, ung thư và các phương pháp điều trị bằng thuốc.

Tình trạng suy giảm miễn dịch có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy thuộc vào phần nào của hệ thống miễn dịch bị thiếu hoặc mức độ mất chức năng.

Mức độ cuối từ trung bình đến nặng gồm các dạng suy giảm miễn dịch nguyên phát nghiêm trọng, nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) chưa được điều trị, người ghép tạng hoặc tủy xương và những người được điều trị bằng hóa trị liệu hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch liều cao.

Những người suy giảm miễn dịch nghiêm trọng thường dễ bị bệnh nặng và sẽ kéo dài hơn khi mắc COVID-19.

Vắc xin COVID-19 hoạt động tốt như thế nào ở người suy giảm miễn dịch?

Một nghiên cứu chưa được đánh giá đồng cấp từ Anh cho thấy vắc xin Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả lần lượt là 73% và 74,6% trong việc ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng ở những người suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đã được công bố cho rằng những người suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có tỷ lệ nhiễm COVID-19 đột phá rất cao (tiêm vắc xin 2 mũi nhưng vẫn mắc bệnh). Điều này rõ ràng báo hiệu rằng các loại vắc xin phòng ngừa COVID-19 không hoạt động tối ưu trong nhóm người này.

photo-1-16293323817302002458109.jpeg
Người suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có tỷ lệ mắc COVID-19 đột phá cao - Ảnh: Internet

Một số người suy giảm miễn dịch nguyên phát có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch với các loại vắc xin phòng ngừa COVID-19 nhưng phản ứng này có xu hướng thấp hơn ở những người khỏe mạnh. Khả năng miễn dịch giảm có thể dẫn đến gia tăng các ca nhiễm COVID-19 đột phá.

Thông thường, sau khi nhận một liều vắc xin Pfizer thì gần 100% người khỏe mạnh sẽ tạo ra mức kháng thể có thể phát hiện được chống lại vi rút. Thế nhưng trong một thử nghiệm với những người được cấy ghép nội tạng, chỉ 4% số người tạo ra phản ứng miễn dịch chống vi rút có thể phát hiện được sau mũi tiêm đầu tiên, tăng lên 40% sau mũi tiêm thứ 2 và 68% sau mũi tiêm thứ ba. Vì vậy, mũi vắc xin tăng cường có khả năng mang lại lợi ích đáng kể cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.

Đáng chú ý là những người suy giảm miễn dịch đã được khuyến cáo tiêm mũi tăng cường của một số loại vắc xin khác. Ví dụ như những người đã được cấy ghép tủy xương được khuyến cáo nên tiêm hai mũi vắc xin cúm trong năm đầu tiên sau khi cấy ghép thay vì một mũi như thông thường.

Hiệu quả của mũi vắc xin tăng cường ở những người khác ra sao?

Ngoài những suy giảm miễn dịch, lão hóa có thể dẫn đến sự suy giảm miễn dịch một cách khiêm tốn hơn. Ngược lại, những người lớn tuổi dễ bị một số bệnh nhiễm trùng nặng hơn, bao gồm cả COVID-19.

Các nghiên cứu với vắc xin Pfizer cho thấy phản ứng miễn dịch ở người lớn tuổi thấp hơn so với những người trẻ tuổi. Pfizer đã chia sẻ dữ liệu ban đầu cho thấy mũi vắc xin tăng cường của họ có thể tăng khả năng miễn dịch ở những người từ 65 đến 85 tuổi.

covid-19-16080436438821762200889.jpeg
Người  lớn tuổi cũng thuộc nhóm người nên tiêm mũi vắc xin tăng cường - Ảnh: Internet

Một số quốc gia đang bắt đầu triển khai mũi vắc xin tăng cường cho người lớn tuổi. Ví dụ Israel bắt đầu cung cấp mũi vắc xin tăng cường cho những người trên 60 tuổi vào cuối tháng 7, trước khi mở rộng tiêm cho nhóm người trẻ tuổi vào tháng 8.

Tuy nhiên, liều lượng gấp đôi và thậm chí là liều đơn của vắc xin Pfizer và AstraZeneca bảo vệ rất hiệu quả chống lại bệnh COVID-19 nặng ở những người lớn tuổi. Thế nên vẫn chưa rõ liệu điều này có thực sự áp dụng khẩn cấp không.

Cuối cùng, mũi vắc xin tăng cường cho mọi lứa tuổi có thể được sử dụng để tạo ra khả năng miễn dịch tốt chống lại COVID-19. Một số nghiên cứu trước cho thấy khả năng miễn dịch có thể suy giảm khoảng 3 tháng sau khi tiêm vắc xin mũi thứ 2. Pfizer đã chia sẻ dữ liệu sơ bộ cho thấy mũi vắc xin tăng cường có thể tăng cường khả năng miễn dịch ở những người khỏe mạnh. Song, việc triển khai mũi vắc xin tăng cường cho nhiều người ở các quốc gia có thu nhập cao đang gây nhiều tranh cãi về tính công bằng vắc xin. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước giàu tạm dừng tiêm mũi vắc xin tăng cường cho đến khi nhiều người ở các nước thu nhập thấp và trung bình có thể tiếp cận với vắc xin. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng những người suy giảm miễn dịch nên tiêm mũi vắc xin tăng cường.

Khi nào mũi vắc xin tăng cường được triển khai?

Ở Úc, mũi vắc xin tăng cường có thể được cung cấp cho những người suy giảm miễn dịch và cuối cùng có thể là cho mọi người. Một số báo cáo trên phương tiện truyền thông đã gợi ý rằng điều này có thể mất vài tháng. Bộ trưởng Bộ Y tế Úc - Greg Hunt đã chỉ ra rằng các thỏa thuận vắc xin hiện tại đã ảnh hưởng đến khả năng thúc đẩy tiêm mũi vắc xin thứ ba.

Việc tiêm mũi vắc xin tăng cường sẽ cần có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý và tư vấn vắc xin tại Úc. Có thể ban đầu sẽ tập trung vào những người suy giảm miễn dịch và những người có nguy cơ cao khác.

anh-chup-man-hinh-2021-09-02-luc-10.04.54.png
Một địa điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Sydney (Úc) - Ảnh: Reuters

Mũi tăng cường của một loại vắc xin dành riêng cho biến chủng nào đó cũng có thể là một lựa chọn trong tương lai. Những vắc xin COVID-19 thế hệ sau có thể cung cấp phiên bản cập nhật của kháng nguyên vi rút (mục tiêu mà hệ thống miễn dịch học cách nhận ra trên bề mặt vi rút) để tái tập trung hệ thống miễn dịch của cơ thể vào các biến thể mới.

Cách tiếp cận này sẽ tương tự như việc cập nhật vắc xin cúm hàng năm. Pfizer, Moderna và các nhà sản xuất khác đã có phiên bản vắc xin đối phó với biến thể cụ thể trong thử nghiệm lâm sàng.

Ngoài tiêm mũi vắc xin tăng cường, các biện pháp khác sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những người suy giảm miễn dịch khỏi COVID-19.

Chúng ta nên cố gắng ở trong nhà và giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với người khác, thay thế globulin miễn dịch (thay các kháng thể cần thiết để chống lại bệnh tật) và tỷ lệ hấp thụ vắc xin cao trong cộng đồng.

Dù thế nào, rõ ràng mũi vắc xin tăng cường sẽ có lợi ích riêng cho nhóm người suy giảm miễn dịch.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mũi vắc xin COVID-19 tăng cường có cần thiết với người suy giảm miễn dịch?