Trong một tuyên bố chung ngày 13.3, Mỹ và Ấn Độ đã đồng ý tăng cường hợp tác an ninh và hạt nhân dân sự, gồm cả thỏa thuận xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân.

Mỹ - Ấn Độ cam kết xây 6 lò phản ứng hạt nhân

Hoàng Vũ | 14/03/2019, 13:11

Trong một tuyên bố chung ngày 13.3, Mỹ và Ấn Độ đã đồng ý tăng cường hợp tác an ninh và hạt nhân dân sự, gồm cả thỏa thuận xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân.

          

Theo Reuters, thỏa thuận được đưa ra sau 2 ngày đàm phán tại Washington. Cuộc hội đàm có sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson.

Hai nước đã thảo luận về việc cung cấp lò phản ứng hạt nhân trong hơn một thập niên. Tuy nhiên, trở ngại hai bên gặp phải là quy tắc trách nhiệm hạt nhân của Ấn Độ phải phù hợp với các quy tắc quốc tế.

Công ty Westinghouse có trụ sở tại Pittsburgh (Mỹ) đã đàm phán để xây dựng lò phản ứng ở Ấn Độ trong nhiều năm, nhưng tiến độ đã bị đình trệ, một phần do luật pháp hạt nhân của Ấn Độ. Tháng 4 năm ngoái, Westinghouse đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry khi cấp phép cho dự án tại Ấn Độ, dự kiến ​​xây dựng 6 lò phản ứng AP1000 ở bang Andhra Pradesh.

Thỏa thuận xây dựng các lò phản ứng, được công bố vào năm 2016, tiếp nối từ một thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn Độ được ký năm 2008. Ngoài ra, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này cũng đang có kế hoạch tăng gấp ba công suất hạt nhân vào năm 2024 nhằm loại bỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm.

Tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ và Nga cũng đã ký một thoả thuận xây dựng thêm 6 lò phản ứng hạt nhân tại một địa điểm mới ở Ấn Độ sau cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo ở New Delhi.

Hoàng Vũ (theo Reuters)

   
Bài liên quan
Bị cáo Trương Mỹ Lan xin tham gia xử lý tài sản, viện kiểm sát nói gì?
Về nội dung luật sư đề nghị cho bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia vào giai đoạn kê biên xử lý tài sản, Viện kiểm sát (VKS) đã đối đáp tỏ rõ quan điểm tại phiên tòa phúc thẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa, không để những việc đáng tiếc có thể xảy ra
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chỉ đạo như vậy, yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa, không để những việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Ấn Độ cam kết xây 6 lò phản ứng hạt nhân