Ngày 5.4, ông Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã nêu lên yêu cầu phải cải cách quân đội để đối phó với “mối đe dọa” đến từ Nga và Trung Quốc, đặc biệt là tình hình trên Biển Đông.
Trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS, ông Carter đã nhấn mạnh Mỹ đang gặp phải 5 thách thức chiến lượcgồm Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố. Để vượt qua các thách thức này, vấn đề đặt ra là Mỹ phải xem xét lại việc quản lý chiến lược trong dài hạn, mà cụ thể là điều chỉnh lại Đạo luật tái thiết quốc phòng Goldwater-Nichols được Quốc hội nước này thông qua năm 1986.
Khi nói đến vấn đề Biển Đông, ông Carter nhận định “hiện nay đang có nhiều nước tranh nhau thể hiện chủ quyền tại đây, và có một vài quốc gia đã tiến hành các hoạt động quân sự, trong đó có Trung Quốc. Rất rõ ràng là trong năm 2015, Trung Quốc thành “kẻ bắt nạt” các nước khác”.
Ông Carter cũng cho biết, đối với Mỹ, thì châu Á-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng bậc nhất, do đó chính quyền Washington vẫn phải có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và an ninh khu vực.
“Chúng ta được yêu cầu phải hành động nhiều hơn nữa… phải cùng nỗ lực với các quốc gia mong muốn được họp tác với Mỹ”, ông Carter phát biểu.
Trong bài phát biểu, ông Carter cũng đã phác thảo kế hoạch cải cách quân đội Mỹ, bao gồm triển khai các biện pháp nhằm tăng cường năng lực của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và các tham mưu trưởng để hỗ trợ quản lý, lên kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ tác chiến,đơn giản hóa tiến trình mua sắm vũ khí,phối hợp tốt hơn giữa các bộ tư lệnh tác chiến…
Tăng cường khả năng của quân đội Mỹ trong chiến tranh mạng cũng là một trong những trọng điểm được Bộ trưởng Carter đề cập tới.
Theo ông Carter, hiện nay Nga và Trung Quốc vẫn là hai mối đe dọa lớn nhất đối an ninh mạng Mỹ, nhưng bên cạnh đó thì Iran cũng đang nổi lên. Mặc dù khoảng cách về khả năng của quân đội Mỹ trong chiến tranh mạng vẫn rất vượt trội so với 3 nước này, nhưng nó đang ngày càng bị rút ngắn.
Đô đốc Michael Rogers phụ trách Bộ Chỉ huy tác chiến mạng Hoa Kỳ tại cuộc họp ngày 5.4 cũng đã nêu lên yêu cầu để Bộ Chỉ huy tác chiến mạng trở thành một cơ quan độc lập, có như vậy thì cơ quan này mới có đủ thẩm quyền và đủ nhanh để giải quyết các cuộc tấn công mạng cũng như được tham gia vào quá trình xây dựng ngân hàng để có thể tối ưu hóa chi tiêu.
Tại cuộc họp, đô đốc Rogers cũng đã báo cáo về tình hình phát triển của Bộ Chỉ huy tác chiến mạng. Hiện tại, Bộ đã xây dựng được 100 tiểu đội với tổng cộng 4.990 người; dự kiến đến năm 2018 sẽ là 130 tiểu đội với 6.200 người.
Cẩm Bình (theo Sohu)