Báo Washington Free Beacon (Mỹ) đưa tin ngày 26.2.2015, Nga phóng thử tên lửa hạt nhân siêu thanh nhưng bị thất bại. Nếu thông tin này đúng, thì không chỉ có mỗi Trung Quốc đe dọa Mỹ với tên lửa siêu thanh Vũ-14, mà còn có cả chiếc Y-71 của Nga.

Mỹ loan tin Nga phóng thử tên lửa hạt nhân siêu thanh thất bại

Một Thế Giới | 28/06/2015, 05:27

Báo Washington Free Beacon (Mỹ) đưa tin ngày 26.2.2015, Nga phóng thử tên lửa hạt nhân siêu thanh nhưng bị thất bại. Nếu thông tin này đúng, thì không chỉ có mỗi Trung Quốc đe dọa Mỹ với tên lửa siêu thanh Vũ-14, mà còn có cả chiếc Y-71 của Nga.

Pavel Podvig là đồng tác giả thông tin trên, nói hồi tháng 2 năm nay tại căn cứ tên lửa Dombarovsky Nga đã phóng thử tên lửa siêu thanh Yu-71 từ một tên lửa SS-19 vào vũ trụ.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc từ chối bình luận về vụ bay thử này.

Theo trang Jane s Intelligence, Nga nghiên cứu sản xuất tên lửa siêu thanh Yu-71 từ 5 năm qua, và dự án tên lửa 4022 này là một trong những dự án tuyệt mật của Nga. Mục tiêu là phải có một kiểu tên lửa siêu thanh có thể xuyên thủng hàng rào tên lửa phòng thủ của Mỹ.

Tên lửa siêu thanh của TQ và Nga đều có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh những 10 lần. Washington Free Beacon nêu Vũ-14 được một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phóng vào không gian, rồi trở lại vào khí quyển trái đất, có thể bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tức Mach 10, tương đương 12.231 km/giờ.

Trong khi trượt ở rìa khí quyển, nó tiến hành những thao tác để tránh bị ngăn chặn, cùng lúc gia tăng tầm bắn, nên rất khó bị bắn hạ. Tính cơ động của nó có thể xuyên thủng và vô hiệu hóa hệ thống tên lửa phòng thủ chiến lược của Mỹ, vốn chỉ có thể chống tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân có hướng bay đoán được trước.

Podvig khẳng định vụ phóng thử Yu-71 thất bại, trong khi  Vũ-14 ở lần phóng thử thứ 4 thành công hơn Nga, dù Vũ 14 và Yu-71 đều có thể mang đầu đạn hạt nhân  hoặc đầu quy ước.

Mark Schneider, một cựu quan chức Lầu Năm Góc từng giám sát kỹ chương trình vũ khí chiến lược của Nga, nói: "Nga xem việc có loại vũ khí trượt như Yu-71 là một trong những chương trình trọng điểm.  Không như Vũ-14, dự án 4022 được các quan chức cấp cao Nga nói công khai, cho thấy tầm quan trọng của nó".  Ông Mark cũng nói vụ phóng Y-71 là một thất bại của Nga.

Năm 2001, Nga từng phóng thử tên lửa siêu thanh Yu-70 từ một tên lửa SS-19. Một lần phóng thử Y-70 nữa vào năm 2004, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: Nga đã phát triển những vũ khí mới đạt độ chính xác cao và tốc độ siêu thanh, có thể tấn công trúng các mục tiêu ở khoảng cách liên lục địa và có thể thay đổi độ cao trong lúc bay.

Các cuộc phóng thử Y-71 diễn ra hồi tháng 12.2011, tháng 9.2013 và một dịp khác năm 2014, trước khi có cuộc phóng thử ngày 26.2.2015.

Trang Jane s Intelligence nêu Nga có thể sản xuất 24 tên lửa siêu thanh Yu-71 có thể gắn đầu đạn hạt nhân, từ năm 2020 đến năm 2025. Đến lúc đó, Nga sẽ triển khai ICBM Sarmat vốn có thể mang theo Yu-71.  

Mỹ hiện đang phát triển một hệ thống tên lửa siêu thanh cho chương trình Tấn công nhanh toàn cầu Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW), tức một tên lửa phi hạt nhân  trượt tầm xa, phóng từ trên bộ, hoạt động trong khí quyển trái đất để tránh một tên lửa đạn đạo của đối phương. Nó sẽ có khả năng tấn công chính các bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong chỉ vài phút.

Có thông tin rằng Nga khai thác khả năng vũ khí siêu thanh để làm đối trọng khi đàm phán kiểm soát vũ khí với Mỹ, nhằm hạn chế hệ thống tên lửa phòng thủ và chương trình Tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ. Chương trình này không liên quan Hiệp định vũ khí SART mới mà Mỹ và Nga cùng ký năm 2010.

Hồi tháng 7.2014, giới truyền thông Nga dẫn lời Phó thủ tướng Dmitry Rogozin: Nga cần xây dựng vũ khí siêu thanh có độ hướng dẫn chính xác cao.

Bảo Vĩnh (theo Washington Free Bacon)
Bài liên quan
Ukraine lần đầu dùng tên lửa tầm xa của Anh tấn công đất Nga
Hãng Reuters đưa tin vào ngày 20.11, Ukraine phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh viện trợ sang đất Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ loan tin Nga phóng thử tên lửa hạt nhân siêu thanh thất bại