UAV Mỹ tiêu diệt bác sĩ “thuốc nổ” là một trong những thông tin mới do cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ, làm sáng tỏ chi tiết các cuộc không kích do máy bay không người lái (UAV) của Mỹ thực hiện ở Yemen và Pakistan.

Tiết lộ mới của Snowden: UAV Mỹ tiêu diệt bác sĩ “thuốc nổ”

Một Thế Giới | 27/06/2015, 10:27

UAV Mỹ tiêu diệt bác sĩ “thuốc nổ” là một trong những thông tin mới do cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ, làm sáng tỏ chi tiết các cuộc không kích do máy bay không người lái (UAV) của Mỹ thực hiện ở Yemen và Pakistan.

Một trong số vụ tấn công đó là UAV Mỹ tiêu diệt bác sĩ “thuốc nổ”: Khadim Usamah, một bác sĩ phẫu thuật và là thành viên của phong trào Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP). Y là một trong số các bác sĩ đầu tiên sử dụng phương pháp cấy thuốc nổ vào cơ thể bằng phương pháp phẫu thuật.

Các tài liệu mà báo New York Times (Mỹ) có được cho biết UAV tiêu diệt Usamah trong cuộc không kích ngày 30.3.2012.

Theo cơ sở dữ liệu về các cuộc không kích do UAV thực hiện được CIA lưu trữ, các cuộc không kích đã làm thiệt mạng 5 chiến binh AQAP và một thường dân – Mohamed Saleh al-Suna 60 tuổi, và làm bị thương 9 thường dân khác, trong đó có 6 người con của al-Suna.

Các tài liệu cũng khẳng định các cuộc không kích này là sự hợp tác giữa cơ quan tình báo của Mỹ, Anh và Úc.

Tờ The Guardian đã mô tả chương trình với mật danh “Overhead” này được thực hiện bằng vệ tinh, thiết bị phát thanh và các thiết bị nghe lén thông minh.

Do sự thúc đẩy của NSA, Yemen đã trở thành địa điểm ưu tiên trong việc giám sát chương trình Overhead trong năm 2010, sau thất bại của chiến dịch “đồ lót phát nổ” vào năm 2009, được cho là một nỗ lực mới của Al-Qaeda nhằm tấn công nước Mỹ và phương Tây.

AQAP đã nhận trách nhiệm về sự kiện ngày Giáng sinh, khi một người Nigeria là Umar Farouk Abdulmutallab đã cố gắng kích nổ khối thuốc nổ giấu trong đồ lót của mình trên một chuyến bay từ Amsterdam đến Detroit.

Thay vì phát nổ, khối thuốc nổ đã bốc cháy và làm bị thương Abdulmutallab, người này bị bắt giữ ngay sau đó bởi các hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay.

Đó được xem là thất bại cay đắng thứ hai dành cho Ibrahim al-Asiri, được mệnh danh là ông trùm về bom của AQAP.

Vào đầu năm 2009, al-Asiri cũng tuyên bố đã cấy một quả bom vào trực tràng của Abdullah, một người họ hàng của y, với ý định ám sát bộ trưởng an ninh chống khủng bố của Arab Saudi là Mohammed bin Nayef. Abdullah đã thiệt mạng do vụ nổ, nhưng bin Neyef thì không hề hấn gì.

Những cuộc không kích bằng UAV vào năm 2012 là kết quả cuộc việc cơ quan tình báo Mỹ và Anh lo ngại: al-Asiri có thể tạo được một quả bom khác có khả năng thành công cao hơn.

Bằng cách đó, bác sĩ Usamah có thể cấy vào cơ thể của kẻ đánh bom tự sát và có thể loại bỏ được toàn bộ thiết bị kiểm tra an ninh tiêu chuẩn ở các sân bay.

Sau khi chuyển phạm vi hoạt động tới Yemen, AQAP bắt đầu lên kế hoạch khủng bố các nhà hát ở Iraq và Afghanistan, nhưng khả thi nhất là ở Pakistan.

Tờ Guardian đã trích dẫn các tài liệu, trong đó tiết lộ các thông tin liên lạc của AQAP bị cơ quan tình báo Mỹ chặn được, trong đó xác nhận yêu cầu tấn công ở Pakistan vẫn chưa được chấp thuận, nhưng có mức độ ưu tiên rất cao.

Điều này dẫn đến việc, kể từ năm 2009, năm đầu tiên nhậm chức của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Pakistan đã nhận thấy các cuộc săn lùng bằng UAV của Mỹ đã cao hơn số vụ trong 4 năm trước đó dưới quyền Tổng thống Bush.

Những tiết lộ này đã đặt ra câu hỏi về vấn đề sự tham gia của Anh vào các cuộc chiến không tuyên bố của Mỹ ở Yemen, Pakistan và các quốc gia khác.

Trong khi các quan chức cấp cao tuyên bố chính phủ Anh đã không làm trái luật, thì công chúng Anh lại có nhiều phản ứng trái chiều nhau về vấn đề này.

Theo một cuộc thăm dò vào năm 2014 của trung tâm nghiên cứu Pew, 59% người Anh phản đối các cuộc không kích bằng UAV  này, trong khi đó 33% người khác lại chấp nhận.

Các cuộc thăm dò ở Mỹ cũng cho thấy trên 50% người dân Mỹ ủng hộ biện pháp này, tuy vậy gần nhất lại có 45 cựu chiến binh Mỹ kêu gọi dừng các cuộc không kích bằng UAV để tránh dẫn đến việc phát sinh thương vong.

“Có ít nhất 6000 người bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công của UAV Mỹ ở Afghanistan, Pakistan, Yemen, Somalia, Iraq, Philippines, Libya và Syria.

Các cuộc tấn công cũng đang phá vỡ các nguyên tắc luật pháp quốc tế và nhân quyền” – 45 cựu chiến binh này đã viết như thế trong thư bày tỏ của mình vào tuần trước.

Thủy quân kỳ cựu Nick Mottern giải thích cho tờ Air Force Times rằng tại sao các cuộc tấn công bằng UAV  cần bị kiểm soát “để ngưng việc giết người mà không cần bất cứ thủ tục nào. Có những luật lệ còn cao hơn luật lệ quân sự”.

Nhàn Đàm (theo RT)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hôm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024
một giờ trước Giáo dục
Từ hôm nay (2.5) đến 17 giờ ngày 10.5, Cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ mở để phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiết lộ mới của Snowden: UAV Mỹ tiêu diệt bác sĩ “thuốc nổ”