Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 2.4 tuyên bố muốn giải quyết căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh chuyện mua hệ thống S-400.

Mỹ muốn làm lành với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ngừng bàn giao phụ tùng tiêm kích F-35

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 03/04/2019, 17:03

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 2.4 tuyên bố muốn giải quyết căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh chuyện mua hệ thống S-400.

Dù nỗ lực thuyết phục qua nhiều năm nhưng Mỹ không thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ ý định sở hữu S-400. Bế tắc leo thang khi Lầu Năm Góc một ngày trước thông báo ngừng bàn giao phụ tùng tiêm kích F-35 “để chờ quyết định rõ ràng” về việc từ bỏ thương vụ mua hệ thống phòng không Nga của đồng minh trong NATO này.

Tình hình có nguy cơ tồi tệ hơn nếu Lầu Năm Góc tiến thêm một bước bằng cách loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình sản xuất F-35 (tiêm kích lắp ráp tại Mỹ nhưng linh kiện do nhiều quốc gia đồng minh cung cấp, trong đó khung thân, càng đáp cùng màn hình hiển thị đến từ Thổ Nhĩ Kỳ).

Tuy nhiên quyền Bộ trưởng Shanahan lạc quan tin tưởng: “Tôi hy vọng vấn đề được giải quyết. Họ sẽ có thiết bị phòng thủ phù hợp là F-35 và Patriot (thay thế S-400)”. Ông cũng mong Mỹ có thể sớm giao hai chiếc F-35 hiện ở căn cứ Luke thuộc bang Arizona sau khi căng thẳng chấm dứt.

Mỹ bán hai chiếctiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái. Hoạt động giao hàng bị hoãn đến cuối năm nay vì vụ S-400, và phải chờ công tác huấn luyện phi công hoàn thành.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan cho biết Mỹ sẽ tiếp tục thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ bỏ S-400 chọn Patriot - Ảnh: Reuters

Còn chỉ huy Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu Curtis Scaparrotti khẳng định: “Chúng tôi quyết làm việc cho đến lúc mọi chuyện trở nên bất khả thi”. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford cũng nhấn mạnh không bỏ chính quyền Ankara.

Bất đồng xung quanh F-35 cùng S-400 chỉ là một trong nhiều chuyện khiến quan hệ giữa hai đồng minh NATO căng thẳng, bên cạnh cuộc chiến tại Syria và khác biệt trong chính sách Trung Đông.

Tướng Scaparrotti cảnh báo nếu chính quyền Ankara không thay đổi thì mối quan hệ sẽ càng xấu đi. Đặc biệt sự hiện diện của hệ thống phòng thủ Nga đặt ra thách thức cho NATO.

NATO trước đó từng khuyến cáo về khả năng S-400 không thể tích hợp vào mạng lưới phòng thủ chung lẫn nguy cơ làm lộ công nghệ nhạy cảm. Chuyện này dự kiến trở thành trọng điểm thảo luận khi ngoại trưởng các thành viên khối quân sự gặp nhau tại Washington tuần này.

Cẩm Bình (theo Reuters, Defence Blog)
Bài liên quan
Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng xanh với giá lắp đặt tua-bin gió bằng 1/5 so với Mỹ
Điện gió đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc với giá lắp đặt tua-bin gió giảm gần 45% nhờ những tiến bộ công nghệ và lợi thế về quy mô, theo các tài liệu đấu thầu của chính phủ nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ muốn làm lành với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ngừng bàn giao phụ tùng tiêm kích F-35