Reuters đưa tin ngày 3.10 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố Mỹ cắt đứt đàm phán với Nga về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria. Ông Kirby cho biết Mỹ cũng sẽ rút lại kế hoạch chuẩn bị hợp tác quân sự với Nga nhằm chống IS ở Syria.

Mỹ - Nga ngừng đàm phán, nguy cơ Syria hỗn loạn

Minh Thùy | 04/10/2016, 16:47

Reuters đưa tin ngày 3.10 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố Mỹ cắt đứt đàm phán với Nga về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria. Ông Kirby cho biết Mỹ cũng sẽ rút lại kế hoạch chuẩn bị hợp tác quân sự với Nga nhằm chống IS ở Syria.

Reuters dẫn nguồn từ một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹcho biết lần cuối cùng Ngoại trưởng John Kerry nói chuyện với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov làngày 1.10 sau khi ôngKerry đã đe dọa ngừngđàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria.

Thỏa thuận ngừng bắn nàydo Mỹ và Nga ký kết ngày 9.9, có hiệu lực từ 19 giờ ngày 12.9 (giờSyria), chỉ kéo dài chưa tới một tuần.

Trong tuyên bố ngày3.10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby giải thíchMỹ ngừngđàm phán với Nga về thực hiện thỏa thuận ngừng bắn ở Syria vìMoscow không thực hiện đúng thỏa thuận về ngưng tấn côngvà bảo đảm đưa hàng cứu trợ nhân đạo đến cho dân chúng bị bao vây trong khu vực do quân nổi dậy Syria kiểm soát.

Mỹ sẽ xem xét lại các giảipháp quân sự

Tại Moscow, ngườiphát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bốvới giớitruyền thông Nga rằng Mỹđang cố đổ lỗi cho Nga trong khi Ngađã rất cố gắng để duy trì thỏa thuận ngừng bắn ở Syria.

Từ tuần trước, cáclực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad được dân quân Iran và không quân Nga hậu thuẫn đã tăng cường phản công tái chiếmcác khu vực do quân nổi dậy Syria kiểm soát ở TP.Aleppo. Các bệnh viện vàhệ thống cung cấp nước đều bịhư hại.

Reuters dẫn nguồn tin từ một quan chức tình báo Mỹ cho biết chiến dịch ném bom lần nàylà một trong những chiến dịch gây thương vong nhiềunhấttừ khi nội chiến Syria bùngnổ ra vào năm 2011.Nguồn tin nhận xét;"Các vụkhông kích, chủ yếu tập trung vào Aleppo, đã sử dụng nhiều loại vũ khí chết người, bao gồm cả bom thùng, bom nhiệt, đạn gây cháy, bom bivà bom xuyên pháhầm ngầm".

Quân đội Syria phản công tái chiếm Aleppo - Ảnh: Alalam

Theo Reuters, đàm phán Mỹ-Nga về Syria đổ vỡ đãcho thấy việc giải quyết vấn đề nội chiến ở Syria bằng con đường ngoại giao giờ đây đãtrở nênrất ít hy vọng. Nội chiếnđã kéo dài5 năm rưỡikhiến hàng trăm ngàn người chếtvà 11 triệu người phải di cư.

Với quyết định ngừngđàm phán với Nga về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, Mỹ có thể sẽ xem xétcác giải pháp quân sự nhưcung cấp vũ khí hiện đạihơn, hỗ trợ vềhậu cần và đào tạo nhiều hơn cho các nhóm nổi dậy Syria, hoặcbằng con đường trực tiếp hoặc thông qua các nước Ả Rập vùng Vịnh hayThổ Nhĩ Kỳ.

Reuters ghi nhậnthỏa thuận ngừng bắn ở Syriasụp đổ nhanh quá(ngay sau khi đoàn xe chở hàng cứu trợ nhân đạocủa LHQ bị đánh bom ở Syria) nênnhiều khả năng các quan chức trong chính quyền Obama bất ngờ và không kịp đưa ra kế hoạch rõ ràng để ứng phó.

Phải chăngdo Nga chấm dứt thỏa thuận về plutonium?​

Hiện nay, Tổng thống Obama bất đắc dĩ mớiphải can thiệpsâu hơnvào cuộc chiến thứ 3của thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên,các quan chức Mỹ đã tuyên bốchỉ với 4 tháng còn lại trong Nhà Trắng, ông Obama không hề muốn làm điều đó.

Ngay trước tuyên bố của Mỹhôm 3.10 về ngừngđàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria,Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh chấm dứtThỏa thuận sử dụng và quản lý plutonium (PMDA) đượcMỹ và Nga ký kết năm 2000.

Điều nàybáo hiệu Putin đã sẵn sàng để sử dụng vũ khí hạt nhân như một con bài để thương thuyết trong các tranh chấp với Mỹở Ukraina và Syria.

Thỏa thuận PMDA quy định Mỹ vàNga mỗi bên phảiloại trừ 34 tấn plutonium quân sự dự trữ trong chiến tranh lạnh bằng cách đưa vàosử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân.

Sắc lệnh của Tổng thống Putingiải thích lý do ngừng thỏa thuận PMDA vì cácmối đe dọa về ổn định chiến lược phát sinh, Mỹ đưa ra các sáng kiến thù địchvới Nga và Mỹkhông thể thực hiệncam kết loại trừ plutonium.

Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹđãbác bỏ mối liên hệ giữa quyết định ngừngđàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ởSyria và sắc lệnh chấm dứt thỏa thuận PMDA củaông Putin.

Giữa lúc căng thẳng gia tăng, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ởchâu Âu sẽ tới Moscow vào cuối tuần này để hội đàm với các quan chức cấp cao Nga về vấn đề Nga sáp nhậpCrimea vào Nga năm 2014. Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Moscow cho hành động nàycủa Nga.

Quân nổi dậy Syria đang cố thủ ở phía đông Aleppo - Ảnh: Anadolu

Mỹ hủy bỏ kế hoạch hợp tác quân sự với Nga chống IS

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirbycho biết Mỹ sẽ tiếp tục liên lạc với quân đội Nga để bảođảm không quân hai nước cùng tấn công vào các vị trí của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria chứ không xung đột với nhau.

Tuy nhiên, ông cho biếtMỹ sẽ rút hếtnhân viên đã cửđi để chuẩn bị hợp tác quân sự với Nga ở Syriatheo thỏa thuận ngừng bắn. Ôngnói thêm: "Thật không may, Nga đã không tuân thủ các cam kết đã ký kếtđồng thời cũng không muốn và không thể bảođảmchế độ Syria thực hiện các cam kết mà Nga đãđồng ý".

Đặc phái viên của LHQ tại Syria Staffan de Mistura tuyên bốông "vô cùng tiếc" khi nghe thông báo của Mỹnhưng ônghứa sẽ "cố gắng thúc đẩymột giải pháp chính trị" để kết thúc chiến tranh Syria.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao ởHội đồng Bảo an LHQ đã bắt đầu thảo luậntừ hôm 3.10 vềmột dự thảo nghị quyết kêu gọi Nga và Mỹ bảođảm ngừng bắn ngay lập tức ở Aleppo.

Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lưu Kết Nhất tuyên bố lúc nàylà thời gian cần phảihợp tác nhiều hơn. Đại sứ Anh tại LHQ Matthew Rycroft cho biết ông không hề ngạc nhiên về hành động của Washington.

Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin nói với các phóng viên rằng Nga muốn tránh "thảm họa con người" và đã lựa chọn cácmục tiêu không kích hết sứccẩn thận. Ông nói: "Tình hình hiện đã bị biến thành một mớ hỗn loạn khủng khiếp và chúng tôi đang cố gắng tìm cách thoát khỏi nó đồng thời cố gắng không để những lá cờ đen (ám chỉ IS) tung bay trên bầu trời Damascus".

Minh Thùy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Nga ngừng đàm phán, nguy cơ Syria hỗn loạn