Trang Bloomberg đưa tin giới chức Mỹ buộc phải thu hẹp quy mô cũng như nới lỏng kế hoạch áp đặt giá trần với dầu Nga vì giới đầu tư ngày càng hoài nghi và rủi ro trên thị trường tài chính gia tăng.

Mỹ phải nới lỏng kế hoạch áp giá trần dầu Nga

Cẩm Bình | 27/10/2022, 09:02

Trang Bloomberg đưa tin giới chức Mỹ buộc phải thu hẹp quy mô cũng như nới lỏng kế hoạch áp đặt giá trần với dầu Nga vì giới đầu tư ngày càng hoài nghi và rủi ro trên thị trường tài chính gia tăng.

oil.jpg

Mỹ cùng các nước G7 khác muốn áp giá trần để cắt giảm nguồn thu từ dầu của Nga nhưng vẫn đảm bảo dầu Nga có mặt trên thị trường tránh nguồn cung toàn cầu bị siết chặt, đẩy lạm phát lên cao hơn nữa.

G7 vốn đặt mục tiêu mở rộng “liên minh” áp giá trần ra ngoài nhóm đặc biệt là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên nguồn tin của Bloomberg cho hay nhiều khả năng chỉ có G7 và Úc cam kết tuân thủ. Hàn Quốc tỏ ý dự định tuân thủ, G7 đang vận động New Zealand và Na Uy hưởng ứng.

Giá trần cũng được điều chỉnh cao hơn, ở mức trên 40 - 60 USD/thùng. Giới phân tích cuối tháng 9 dự báo giá trần có thể nằm trong khoảng 40 - 60 USD/thùng. Ngưỡng trên (60 USD) đúng với giá gốc dầu thô Nga còn ngưỡng dưới (40 USD) hợp với chi phí sản xuất biên.

Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ không xác nhận thông tin Bloomberg đưa ra mà chỉ khẳng định Washington đang phối hợp với G7 cùng các đối tác khác đi đúng hướng trong kế hoạch áp giá trần. Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo tháng qua tuyên bố đàm phán về kế hoạch này bắt đầu ghi nhận thành công.

Tháng trước, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Ben Harris cho biết phải chờ đến vài tuần trước lúc kế hoạch bắt đầu (ngày 5.12) mới có quyết định cuối cùng.

Thị trường năng lượng toàn cầu đã ở trong tình trạng căng thẳng kể từ lúc cuộc chiến tại Ukraine nổ ra. Quyết định cắt giảm mạnh sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng đối tác (OPEC+) mới đây càng khiến nguồn cung bị siết chặt hơn nữa.

Bài liên quan
'Kẻ' được lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Đài CNN cho biết khi chuỗi cung ứng của Mỹ chia tách khỏi Trung Quốc, ngành sản xuất Mexico hưởng lợi lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
13 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ phải nới lỏng kế hoạch áp giá trần dầu Nga