Mỹ và Canada chính thức ký Biên bản ghi nhớ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với đất hiếm, loại khoáng sản vốn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng, công nghệ sạch...

Mỹ và Canada ký biên bản ghi nhớ giảm phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc

Anh Thư | 29/12/2019, 12:10

Mỹ và Canada chính thức ký Biên bản ghi nhớ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với đất hiếm, loại khoáng sản vốn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng, công nghệ sạch...

TTXVN hôm 28.12cho biết Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada và Bộ Năng lượng Mỹ mới đây đã ra thông báo cho biết 2 nước đã ký Biên bản ghi nhớ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm - vốn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng, công nghệ sạch...

Từ tháng 8.2019, giới chức Mỹ và Canada đã cùng làm việc để xây dựng một kế hoạch hành động đối với các dự án khoáng sản đặc biệt này, cũng như kế hoạch đầu tư chiến lược vào các cơ sở xử lý khoáng sản ở Bắc Mỹ, đồng thời mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong việc khai thác khoáng sản đất hiếm.

Pierre Gratton -Chủ tịch Hiệp hội khai khoáng Canada cho biết, Trung Quốc đang kiểm soát các kim loại và khoáng sản quan trọng như Uranium, Lithium, Cesium và Cobalt.

Mỹ thì đang rất muốn được tiếp cận với một nguồn cung tin cậy đối với các kim loại được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng và chế tạo. Trong khi đó, Canada có ngành khai khoáng vững mạnh và thị trường 2nước có sự “tích hợp” lớn.

Hồi tháng 6.2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nhất trí đàm phán nhằm xây dựng một chiến lược chung về hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản.

Đối với Mỹ, Canada là nhà cung cấp hàng đầu về nhôm, Cesium, Rubidium, Indium, Potash, Tellurium và Uranium.

Mỹ cũng đang tìm hướng liên minh với Úc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) - những đối tác cùng chia sẻ mối lo ngại của Mỹ về sự phụ thuộc vào khoáng sản của Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài nguyên Úc Matt Canavan ngày 13.10 thông báo Úc và Mỹ sẽ ban hành chiến lược chung về đất hiếm và các khoáng sản khác có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Hai nước sẽ hoàn tất kế hoạch hành động chung về cung cấp đất hiếm và các khoáng chất thiết yếu khác được dùng trong các thiết bị như pin sạc, hệ thống dẫn đường vũ khí và điện thoại di động, trong nỗ lực nhằm phá vỡ sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường này.

Úc hiện sở hữu 40% trữ lượng (đã được kiểm chứng) các kim loại quan trọng như Lithium, Cobalt, Nickel, than chì.

Hiện Trung Quốc sản xuất hơn 95% lượng đất hiếm trên toàn cầu, trong khi Mỹ nhập hơn 80% đất hiếm mỗi năm từ Trung Quốc.

Trong năm 2010, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, khi 2 nước có tranh chấp về biển đảo; đồng thờitích cực mua các mỏ kim loại và khoáng sản quan trọng ở châu Phi, Indonesia và Philippines.Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh mua cổ phần của các doanh nghiệp Canada hoạt động trong lĩnh vực khai thác Cesium, Uranium, Chromite và Lithium.

Nhiều thập kỷ qua và cho đến nay, Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược kiểm soát hoạt động sản xuất và chế biến khoáng sản chủ chốt của thế giới. Chiến lược này đã đưa Trung Quốc lên vị trí nhà sản xuất hàng đầu các khoáng sản có vai trò “sống còn” đối với nền kinh tế hiện đại.

Mỹ hỗ trợ các nước giảm phụ thuộc nguồn cung khoáng sản từ Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 6 thông báo Mỹ sẽ hợp tác với Canada và Úc để hỗ trợ các nước trên thế giới gia tăng dự trữ các nguồn khoáng sản như Lithium, đồng và Cobalt.

Đây là một phần trong chiến lược đa dạng hóa nhằm giảm sự phụ thuộc của thế giới vào nguồn cung nguyên liệu thiết yếu cho ngành công nghệ cao từ Trung Quốc.

Theo kế hoạch này, Mỹ sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động khai thác cho các nước khác để giúp thăm dò và phát triển nguồn tài nguyên tại các nước này, đồng thời tư vấn cách thức quản lý nhằm đảm bảo ngành công nghiệp của họ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế.

Động thái này sẽ giúp đảm bảo nguồn cung khoáng sản toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu thế giới, dự kiến sẽ tăng mạnh cùng với sự gia tăng của hàng hóa công nghệ cao. Nhu cầu về các khoáng sản năng lượng quan trọng được dự báo có thể tăng xấp xỉ 1.000% vào năm 2050 (khoáng sản năng lượng gồm than, dầu mỏ, khí đốt và Urani).

Đất hiếm, hay gọi chính xác hơn là nguyên tố đất hiếm (rare-earth element - REE) hay các kim loại đất hiếm (rare-earth metal, REM).

A.T.T tổng hợp
Bài liên quan
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và Canada ký biên bản ghi nhớ giảm phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc