Các thương hiệu tại Đức đang gặp vấn đề nghiêm trọng tại Euro 2024 khi bị cạnh tranh quyết liệt bởi các thương hiệu toàn cầu, trong đó nổi lên các công ty Trung Quốc và Mỹ
Thể thao

Mỹ và Trung Quốc tranh nhau "suất đá chính" tại Euro 2024

Anh Tú 13/06/2024 09:42

Các thương hiệu tại Đức đang gặp vấn đề nghiêm trọng tại Euro 2024 khi bị cạnh tranh quyết liệt bởi các thương hiệu toàn cầu, trong đó nổi lên các công ty Trung Quốc và Mỹ

nhan.jpg
Các nhà tài trợ Euro đa phần đến từ Mỹ và Trung Quốc

Mặc dù hầu hết người hâm mộ thường tập trung quan tâm vào trái bóng tại Euro 2024 sắp diễn ra ở Đức nhưng đây cũng là một sự kiện thương mại lớn. Đa phần các nhà tài trợ của giải đấu đều đến từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Tại sao vậy?

Kinh doanh không tính lòng yêu nước

Gần đây, một sự sự kiện thương mại - bóng đá đã làm xáo trộn một số vấn đề ở Đức. Ai cũng biết trong hơn 70 năm, đội tuyển quốc gia Đức luôn thi đấu trong trang phục của Adidas – thương hiệu là niềm tự hào của người Đức.

Tuy nhiên, vào ngày 22.3 vừa qua, LĐBĐ Đức (DFB) đã thông báo rằng nhà sản xuất thể thao Nike của Mỹ sẽ tài trợ trang phục cho đội tuyển Đức trong ít nhất 7 năm kể từ năm 2027.

Lý do cho việc quay lưng với phương châm người Đức dùng hàng Đức? Theo một số báo cáo, DFB kiếm được số tiền ít nhất gấp đôi so với khi hợp tác với Adidas, được cho là trị giá 50 triệu euro (54 triệu USD) mỗi năm.

Hãy nhìn lại lịch sử. Nhờ sáng tạo ra giày bóng đá có đế, Adidas đã đóng một vai trò quan trọng trong chức vô địch thế giới đầu tiên của đội tuyển Đức tại World Cup 1954 ở Thụy Sĩ.

Trong trận chung kết, kiểu giày mới đã mang lại cho cầu thủ Đức lợi thế rất lớn trước Hungary trên mặt sân ướt đẫm mưa để thắng ngược 5-3. Trong những thập niên sau đó, mối quan hệ hợp tác giữa DFB-Adidas gần như cộng sinh.

Thỏa thuận của DFB với Nike khiến nhiều người hâm mộ bóng đá Đức chết lặng, không nói nên lời - và ngay cả các doanh nghiệp Đức vốn thực dụng cũng phải kinh ngạc. Các chính trị gia Đức dù vốn thận trọng nhưng cũng phải cất lời chỉ trích DFB.

Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach, thuộc Đảng Dân chủ Xã hội, bày tỏ sự thất vọng đối trên X (trước đây là Twitter): “Tôi nghĩ đó là một quyết định tồi, khi thương mại phá hủy truyền thống và một phần giá trị gia đình”.

Và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, thuộc Đảng Xanh, nói: "Đối với tôi, Adidas và màu đen, đỏ và vàng (3 màu trên là cờ Đức) luôn thuộc về nhau. Một phần bản sắc Đức. Tôi thích lòng yêu nước mang màu sắc bản địa hơn".

Trung Quốc hăm hở tham gia

Cú sốc tiếp theo xảy ra chỉ vài tuần sau đó, với thông báo rằng hãng sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc sẽ là một trong những nhà tài trợ chính cho Euro 2024 chứ không phải Mercedes hay VW vốn là những niềm tự hào khác của Đức.

Mặc dù điều đó có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người nhưng sự vọng ngoại này đã có tiền lệ. Huyndai của Hàn Quốc được chọn làm một trong những nhà tài trợ chính cho World Cup năm 2006 tại Đức thay vì các nhà sản xuất ô tô "made in Germany".

Trang DW của Đức đã có những nỗ lực tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy quyết định này nhưng gặp khó khăn. DFB từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên DW và kêu họ đến chất vấn nhà tổ chức là LĐBĐ châu Âu UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ. Nhưng UEFA cũng từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào.

Thay vào đó, DW nhận được danh sách rút gọn gồm 5 đối tác kinh doanh tham gia giải vô địch Euro 2024.

Theo danh sách đó, Adidas đang cung cấp “bóng thi đấu và thiết bị cho tình nguyện viên và nhân viên”, Atos (nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu) chịu trách nhiệm về CNTT trong suốt giải đấu và BYD đang cung cấp “một đội xe điện”. Các nhà tài trợ khác là Coca-Cola và nhà điều hành đường sắt quốc gia Đức, Deutsche Bahn.

Một nghiên cứu về Giải vô địch châu Âu được công bố vào tháng 6 bởi Đại học Hohenheim do Giáo sư Markus Voeth là chủ biên đã xác nhận rằng Adidas là nhà tài trợ nổi tiếng nhất: 56% người Đức biết rằng nhà sản xuất đồ thể thao đang hỗ trợ giải đấu.

Nghiên cứu tiếp tục nói rằng “thấp xa phía sau là các công ty mà ít người biết tới, với khoảng 3% mỗi công ty, là nhà tài trợ chính thức cho Euro 2024”.

Trung Quốc giành được lợi thế

Để tìm hiểu thêm về quy trình lựa chọn nhà tài trợ, DW đã liên hệ với Giáo sư Henning Vopel, giám đốc Trung tâm Mạng lưới Chính sách Châu Âu.

Ông coi lời kêu gọi các công ty Đức tài trợ cho một sự kiện diễn ra ở Đức như Euro 2024 là điều "không thực tế".

Giáo sư Vopel nói: “Thị trường hàng tiêu dùng phần lớn là thị trường toàn cầu và bóng đá có phạm vi tiếp cận toàn cầu, đặc biệt là đối với một sự kiện quan trọng như Giải vô địch châu Âu. Toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại hóa bóng đá luôn song hành”.

Giáo sư Vopel lưu ý rằng không phải tất cả các đối tác của UEFA đều đến từ nước ngoài. Có cả các nhà tài trợ trong nước cũng như các nhà tài trợ toàn cầu. Sự khác biệt này cho phép UEFA tối đa hóa thu nhập tài trợ của mình trong khi vẫn duy trì ‘cảm giác’ tập trung vào quốc gia”.

Và nhà tổ chức quyết định ủng hộ hay phản đối nhà tài trợ như thế nào? Giáo sư Vopel cho rằng: “Về cơ bản, UEFA quyết định theo hai tiêu chí. Thứ nhất, ai chịu chi nhiều nhất? Và thứ hai, ai là người phù hợp về mặt chiến lược?"

Theo Giáo sư Vopel, không có gì ngạc nhiên khi 5 nhà tài trợ toàn cầu ở giải đấu này đều đến từ Trung Quốc vì "Họ có mối quan tâm lớn nhất và do đó sẵn sàng trả tiền tài trợ cao nhất".

Việc tài trợ có đáng giá không?

Nhà công nghiệp Mỹ Henry Ford đã nhận xét rằng 50% số tiền ông chi cho quảng cáo đã đổ sông đổ biển.

Nghiên cứu của Đại học Hohenheim đưa ra kết quả tương tự. Các tác giả cho biết: “Liệu tài trợ có thực sự có giá trị đối với các công ty hay không vẫn còn là vấn đề đáng nghi ngờ hơn bao giờ hết”.

Theo Voeth đến từ Đại học Hohenheim đã phân tích dữ liệu được thu thập trong một cuộc khảo sát trực tuyến với 1.000 người, cho biết: "Điều này hầu như không gây ra bất kỳ tác động mua hàng trực tiếp nào. Chỉ có khoảng 12% số người được hỏi chịu tìm kiếm các thương hiệu tài trợ cho Giải vô địch Châu Âu khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ".

Nhưng tài trợ thể thao không phải là công việc kinh doanh thu lợi hằng ngày mà là một khoản đầu tư chiến lược. Giáo sư Vöpel cho rằng: “Tài trợ không có nghĩa là nó mang lại lợi nhuận ngay lập tức về mặt dòng tiền. Đó là về định vị chiến lược, nhận thức về thương hiệu và sự chú ý của giới truyền thông”.

Và Giáo sư Vopel phân tích các công ty đồ uống hoặc nhà cung cấp thiết bị thể thao “thường đến từ các thị trường độc quyền. Có một động lực đặc biệt mạnh là không bị tụt hậu so với một số đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Mục đích là vượt qua đối thủ cạnh tranh".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều 24.6, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và Trung Quốc tranh nhau "suất đá chính" tại Euro 2024