Đây là thông tin được Tổng cục Du lịch đưa ra tại Hội thảo “Phát triển du lịch ĐBSCL” tổ chức sáng 11.7 tại Hậu Giang do Tổng cục Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức.

Năm 2015, doanh thu ngành du lịch ĐBSCL chưa bằng 3% so cả nước

Quốc Trung | 11/07/2016, 12:22

Đây là thông tin được Tổng cục Du lịch đưa ra tại Hội thảo “Phát triển du lịch ĐBSCL” tổ chức sáng 11.7 tại Hậu Giang do Tổng cục Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL 2016 tại Hậu Giang (MDEC - Hậu Giang 2016) diễn ra từ ngày 11 đến 15.7.

Hội thảo tập trung thảo luận 3 vấn đề chính: Cơ chế, chính sách phát triển du lịch vùng ĐBSCL; Sản phẩm du lịch, thị trường du lịch và công tác xúc tiến quảng bá du lịch tại vùng ĐBSCL; Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch vùng ĐBSCL.Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch để vùng ĐBSCL thực sự trở thành điểm đến mang tầm khu vực và quốc tế.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giangcho rằng đây là dịp thúc đẩy liên kết giữa các tỉnh, thành với nhau và liên kết giữa địa phương và Trung ương trong khai thác và phát triển du lịch khu vực ĐBSCL được chặt chẽ, hiệu quả hơn...

Nhìn một cách tổng thể và so sánh với các vùng khác thì du lịch ĐBSCL vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng do công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp, chiến lược ngắn hạn, dài hạn chưa thống nhất, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quảng bá xúc tiến du lịch.

Theo Tổng cục Du lịch, giai đoạn 2006-2015, lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng trung bình 11%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 8,45%/năm, khách du lịch nội địa tăng 11,98%/năm. Tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình 23,6%/năm.

Riêng trong năm 2015, toàn vùng đón tiếp và phục vụ trên 1,8 triệu lượt khách quốc tế, đứng thứ 4 (sau vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ), chiếm 8,27% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Và tổng số khách nội địa đến ĐBSCL chiếm 18.134.010 lượt, đứng thứ 3 trong cả nước.

Nhờ vậy, tổng thu của ngành du lịch ĐBSCL năm 2015 đạt 8.636 tỉđồng. Tuy nhiên con số chiếm chưa tới 3% tổng thu từ khách du lịch của cả nướcmặc dù ĐBSCL đứng ở vị trí trung bình so với các vùng khác cả nước.Nguyên nhân là ngành du lịch không có nhiều dịch vụ vàsản phẩm hấp dẫn khiến du khách phải móc hầu bao.

Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTT&DL)Hà Văn Siêucho rằng, so các vùng miền khác thìĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển du lịch hơn, nhưng việc khai thác và phát huy tiềm năng còn hạn chế.

Từ đó, ông Siêu đề nghịĐBSCL cần chú trọng nghiên cứu thị trường và những xu hướng mới của các thị trường khách du lịch đến với vùng; đẩy mạnh xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp; khai thác triệt để các yếu tố đặc thù, đa dạng hóa và nâng caochất lượng sản phẩm du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch vùng có tính cạnh tranh cao; tăng cường vai trò của hợp tác liên kết vùng…

Minh Hạnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2015, doanh thu ngành du lịch ĐBSCL chưa bằng 3% so cả nước