Ngành ngân hàng nước ta năm qua được xem là điểm sáng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước sự biến động của kinh tế trong năm 2016, ngành ngân hàng không thể chủ quan.

Năm 2016: Ngành ngân hàng không thể chủ quan

Một Thế Giới | 07/02/2016, 16:49

Ngành ngân hàng nước ta năm qua được xem là điểm sáng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước sự biến động của kinh tế trong năm 2016, ngành ngân hàng không thể chủ quan.

Năm 2015, ngành ngân hàng được xem là gam màu sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam với những tín hiệu tốt từ công tác tái cơ cấu ngân hàng, tín dụng, chính sách điều hành tỷ giá, kiềm chế lạm phát... Tuy nhiên, dự đoán năm 2016 sẽ có nhiều biến động kinh tế cả trong và ngoài nước, nên ngành ngân hàng không thể chủ quan.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Cao Sĩ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết những nhiệm vụ chủ yếu trong tái cơ cấu kinh tế của năm 2015 là sắp xếp lại hệ thống các ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Trong 3 nhiệm vụ chính này thì công tác sắp xếp lại hệ thống ngân hàng là tiến bộ nhất, trội nhất và đã có được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Theo ông Cao Sĩ Kiêm, cách thức điều hành tỷ giá mới đã thể hiện được tính linh hoạt có lên có xuống, phản ánh được diễn biến trên thị trường ngoại tệ trong nước và đặc biệt là thị trường quốc tế.
"Cách thức điều hành này cũng hỗ trợ tích cực cho sự phát triển thị trường phái sinh ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các tổ chức tín dụng cũng như các doanh nghiệp, tăng tính thanh khoản và phát triển thị trường tài chính" - ông Kiêm nói.

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2016, NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp trọng tâm về điều hành chính sách tiền tệ năm 2016, kiểm soát lạm phát dưới 5%, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%).

Ngành ngân hàng đặt mục tiêu điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế; phấn đấu chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, chỉ tiêu dư nợ tín dụng tăng khoảng 18-20% so với cuối năm 2015.

Tuy nhiên, không dễ để thực hiện những mục tiêu đó bởi năm tới sẽ có nhiều diễn biến bất lợi cho thị trường tiền tệ. Theo đánh giá của ông Kiêm, năm 2016 tình hình sẽ khó khăn hơn năm 2015, nhất là hệ thống tài chính - ngân hàng do áp lực của kinh tế thế giới, do việc phát triển không đồng đều, có diễn biến phức tạp giữa các hệ thống tài chính, tiền tệ trên thế giới.

Ông Kiêm cho hay việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sẽ đẩy dòng vốn về Mỹ nhiều hơn, giá trị đồng đô la Mỹ tăng lên sẽ hút thị trường khác, nhất là các thị trường yếu hơn, trong đó có Việt Nam. Điều này sẽ chi phối đến xuất nhập khẩu, lãi suất, tỷ giá… của Việt Nam bởi đồng tiền Việt Nam neo chặt vào đồng đô la Mỹ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng giá đồng nhân dân tệ nên cũng có tác động không nhỏ đến Việt Nam vì Việt Nam nhập siêu quá nhiều từ quốc gia này. Vì thế, kinh tế thế giới có biến động thì buộc chúng ta phải điều chỉnh ngay.

Theo ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), vai trò của các NHTM hiện nay là quá nặng với tỷ trọng lên đến 75% tổng tài sản của toàn hệ thống tài chính. Trong khi đó, vai trò của thị trường vốn còn nhỏ bé (cung cấp vốn trung và dài hạn), điều này đáng lo ngại khi nền kinh tế phải trải qua những biến động của chu kỳ kinh tế.

Quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trong thời gian qua mặc dù đã được triển khai mạnh mẽ nhưng vẫn cần thêm những hỗ trợ, giải pháp từ phía Chính phủ và NHNN để thúc đẩy nhất là trong công tác tăng vốn.

Theo ông Cấn Văn Lực chuyên gia tài chính, Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cũng sẽ tạo thêm cạnh tranh cho hoạt động ngân hàng khi các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm hay ngân hàng nước ngoài sẽ hoạt động tại thị trường Việt Nam. Do đó, ngành ngân hàng cần có những chiến lược hợp lý để cạnh tranh trong môi trường mới.

Hoàng Long

Bài liên quan
CEO ngân hàng lớn nhất thế giới đưa ra tầm nhìn mới về tiền tệ trong thế giới AI
Jamie Dimon, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase & Co, không giấu giếm rằng ngân hàng của ông tập trung toàn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI). Giờ đây, lãnh đạo ngân hàng lớn nhất thế giới (vốn hóa thị trường hiện là 517,21 tỉ USD) đưa ra tầm nhìn mới về tương lai của tiền tệ trong thế giới AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 21.4 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2016: Ngành ngân hàng không thể chủ quan