Với những diễn biến gần đây như ông Donald Trump trở thành ông chủ Nhà Trắng, bà Theresa May quyết thực hiện Brexit thì năm tiếp theo, 2017, có thể là một năm khó khăn chính trị với EU hơn nữa.

Năm 2017, Pháp và Đức sẽ chia tách châu Âu làm 2

Hà Ngọc Bách | 01/12/2016, 16:23

Với những diễn biến gần đây như ông Donald Trump trở thành ông chủ Nhà Trắng, bà Theresa May quyết thực hiện Brexit thì năm tiếp theo, 2017, có thể là một năm khó khăn chính trị với EU hơn nữa.

Có thể nói, suy giảm kinh tế toàn cầu đang là môi trường để chủ nghĩa dân túy của châu Âu khởi sinh trở lại. Phong trào "tái quốc hữu hóa" trong chính trị hoặc chính xác hơn là chống lại xu thế toàn cầu hóa đang trở thành "mốt mới" trên toàn cầu và đặc biệt là ở châu Âu.

Liên minh châu Âu đã loạng choạng. Thủ tướng ÝMatteo Renzi có thể sẽ thua trong cuộc trưng cầu dân ý cải cách hiến pháp vào cuối tuần này- động thái cóthể khiến phe chống EU phát triển mạnh tại quốc gia này.

Trong khi đótại Áo, người dân rất có thể bầu cho ông Norbert Hofer của đảng Tự do cực hữu (FPO) làm tổng thống vàongày 4.12 tới, chuyện 71 năm qua mới xảy ra.

Tại Hà Lan, ông Geert Wilders của đảng Tự do (PVV) đang kêu gọi xây dựng một "mùa xuân yêu nước châu Âu" và tuyên bố "sẽ làm Hà Lan cường thịnh một lần nữa". Hiện ông Geert Wilders đang hướng tới chiến thắng vào tháng 3 năm sau trước đương kim Thủ tướng Mark Rutte.

Nhưng người châu Âu đang lo nhất là ở hai cuộc bầu cử tại hai đầu tàu của lục địa già là Pháp và Đức. Cả hai nước đang bị thách thức bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của hai đảng cực hữu là Mặt trận quốc gia (FN) và Alternative für Deutschland (AfD).

Dù cả hai đảng cực hữu có thể không chiến thắng trong các cuộc bầu cử ở Pháp và Đức, nhưng quan điểm chính trị của hai nước này có thể sẽ khiến châu Âu chia tách làm 2. Pháp sẽ lùi vào "hậu trường" để lại Đức một mình chèo chống cả con thuyền EU trong khi trước đó Anh đã ra đi.

Tại Pháp, ứng cử viên François Fillon rất có thể sẽ đọ sức với ứng viên Marine Le Pen của FN tại vòng hai của cuộc bầu chọn tổng thống. Cựu Thủ tướng Pháp rất có thể sẽ giànhchiến thắng trước bà Le Pen ở vòng 2.

Ông Fillon là một người được so sánh sẽ có chính sách kinh tế giống như thời Margaret Thatcher và Ronald Reagan nhưng lại có một số chính sách bảo hộ khá giống bà Le Pen. Cựu Thủ tướng Pháp tuyên bố sẽ thắt chặt dòng người Hồi giáo nhập cư và hồi sinh bản sắc dân tộc Pháp. Ông Fillon cũng nói rằng nước Pháp không thể trở thành một xã hội đa văn hóa. Và với một chính đảng đối lập mạnh như FN, dự đoán ông Fillon sẽ thực thi nhiều chính sách "tái quốc hữu hóa" chính trị tại Pháp.

Ở Đức, câu chuyện sẽ khác khi AfD có thể giành từ 11% đến 15% số ghế trong quốc hội, nhưng sẽ bị cô lập vì các đảng phái chính trị khác không muốn hợp tác với họ. Đa số cử tri Đức sẽ không bỏ phiếu giống các nước khác tại châu Âu, dù họ có nhiều khó chịu với dòng người di cư.

Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra đồng nghĩa với việc bà Angela Merkel có khả năng sẽ là thủ tướng nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp và sẽ trở thành "chốt chặn cuối cùng" của tư tưởng toàn cầu hóa tại châu Âu.

Tóm lại, nước Đức trong năm 2017 sẽ phải đặt mình trong một viễn cảnhmà họ không bao giờ muốn thấylà cố gắngduy trì EU cùnghàng loạt thách thức từ Brexit, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, người di cư, cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro và một tổng thống Mỹ không thể đoán trước.

Thiên Hà (theo CNN)
Bài liên quan
Đức, Pháp và Hà Lan công bố đội hình dự Euro 2024
Dù mùa giải tại châu Âu chưa kết thúc nhưng nhiều đội bóng dự Euro 2024 đã công bố đội hình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chính phủ thông qua đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17.5.2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2017, Pháp và Đức sẽ chia tách châu Âu làm 2