Năm 2020 tới, Chính phủ cần huy động vốn vay 459.400 tỉ đồng cho cân đối ngân sách trung ương. Trong đó, riêng bù đắp bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ phải huy động vay thêm 217.800 tỉ đồng.

Năm 2020: Chính phủ cần vay hơn 450.000 tỉ đồng để cân đối ngân sách

tuyetnhung | 21/10/2019, 14:33

Năm 2020 tới, Chính phủ cần huy động vốn vay 459.400 tỉ đồng cho cân đối ngân sách trung ương. Trong đó, riêng bù đắp bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ phải huy động vay thêm 217.800 tỉ đồng.

Trong một báo cáo mới đây về tình hình nợ công, Chính phủ cho biết năm 2020, nhiệm vụ huy động vốn vay cho cân đối ngân sách trung ương là 459.400 tỉ đồng. Trong đó, vay bù đắp bội chi ngân sách 217.800 tỉ đồng; vay để trả nợ gốc của ngân sách 217.800 tỉ đồng; vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội 9.100 tỉ đồng.

Báo cáo cho biết vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đã ký kết, dự kiến cơ cấu nguồn huy động năm 2020 như sau: phát hành trái phiếu chính phủ trong nước khoảng 300.000 tỉ đồng; giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài khoảng 107.400 tỉ đồng; huy động từ nguồn ngân quỹ nhà nước và các nguồn nhàn rỗi khác khoảng 95.400 tỉ đồng.

Về nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ dự kiến trả trong năm 2020 khoảng 379.100 tỉ đồng. Chính phủ cũng dự kiến không cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và nước ngoài, rút vốn được Chính phủ bảo lãnh của các dự án đang triển khai thực hiện tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc đến hạn.

Theo đánh giá của Chính phủ thì các chỉ tiêu chi phí-rủi ro danh mục nợ chính phủ, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây. Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (10,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2020), tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách.

Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước, nghĩa vụ trả nợ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020-2021. Ngoài ra còn các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1.700 triệu USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021, phải bố trí ngoại tệ để thanh toán.

Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách năm 2020 khoảng 23%, tiến gần ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.

"Vì vậy, việc sử dụng quy mô GDP đánh giá lại để xác định các trần và ngưỡng an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp cần được xem xét thận trọng để đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ thông qua chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước", báo cáo nêu rõ.

Ngoài ra, báo cáo củaChính phủ cũng cho biết rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,4% năm 2019).

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2020: Chính phủ cần vay hơn 450.000 tỉ đồng để cân đối ngân sách