Dự báo, năm 2022 các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn sẽ gia tăng nếu người dùng không hành động sớm, quyết liệt.

Năm 2022, các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn sẽ gia tăng

Thu Anh | 20/01/2022, 18:41

Dự báo, năm 2022 các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn sẽ gia tăng nếu người dùng không hành động sớm, quyết liệt.

Sau 2 năm chuyển dịch từ Zero COVID sang thích ứng an toàn, việc học tập, làm việc, mua sắm… đều theo hình thức online đã trở thành những kỹ năng quen thuộc đối với mỗi người. Theo báo cáo đánh giá an ninh mạng của Bkav, nhận thức bảo đảm an toàn an ninh thông tin của người dùng đã được cải thiện đáng kể.

Cụ thể, chuyên gia của Bkav cho rằng người dùng đã có ý thức cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo dưới hình thức tặng quà hấp dẫn. Theo thống kê của Bkav, 3 chiêu thức lừa đảo phổ biến nhất trong năm qua phải kể tới gọi điện thông báo trúng thưởng; mời chào mua hàng để tiếp tục nhận mã trúng thưởng và nhắn tin trúng thưởng qua Facebook.

Báo cáo của Bkav cho thấy hơn 98% người dùng cho biết họ cẩn trọng khi gặp các mời chào tặng quà kiểu này và sẽ liên hệ trực tiếp với đơn vị tổ chức để xác minh thông tin trước khi tham gia chương trình.

nam-2022-cac-cuoc-tan-cong-bang-ma-doc-van-se-gia-tang.jpg
Các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn sẽ tiếp diễn - Ảnh: Internet

Cùng với đó, phía Bkav nhận định người dùng cũng đã nhận thức được các rủi ro có thể xảy ra khi mua hàng trực tuyến. Cụ thể, chỉ có 1% người sử dụng tham gia chương trình Đánh giá an ninh mạng 2021 vẫn mua sản phẩm giá rẻ từ những website bất kỳ.

“Số còn lại cho biết, chỉ mua hàng từ các sàn thương mại điện tử uy tín, đã được cơ quan chức năng cấp phép. Kỹ năng này rất quan trọng, nhất là khi người dùng cá nhân đang hình thành thói quen mua sắm trực tuyến”, Bkav cho biết.

Tuy nhiên, còn một kỹ năng quan trọng nhưng lại đang bị người dùng bỏ qua là kiểm tra đường link của website có sử dụng HTTPS hay không trước khi thực hiện giao dịch.

Theo đó, HTTPS giống như một “tick xanh” đánh dấu những website an toàn, đã được đăng ký chính chủ. Đa số các website hiện nay đều cung cấp HTTPS và giao thức này trở thành tiêu chuẩn gần như bắt buộc cho tất cả website có thực hiện giao dịch ngân hàng, mua sắm.

Tuy nhiên, chỉ có 30% người dùng biết về giao thức HTTPS; số còn lại vẫn chấp nhận dùng HTTP mà không hay biết về nguy cơ bị tấn công giả mạo. Để tránh nguy cơ bị tấn công, chuyên gia của Bkav khuyến cáo người dùng tuyệt đối không giao dịch quan trọng trên các website bắt đầu bằng HTTP.

Dự báo, năm 2022 các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn sẽ gia tăng nếu người dùng không hành động sớm, quyết liệt. Vấn đề bảo đảm an ninh trên các thiết bị IoT cần được quan tâm đúng mức khi triển khai trên diện rộng. Tấn công chuỗi cung ứng tiếp tục là xu hướng và sẽ là mục tiêu lý tưởng của hacker trong năm tới.

Theo Bkav, uớc tính đến năm 2025, sẽ có khoảng 75 tỉ thiết bị IoT trên toàn cầu; mạng lưới kết nối giữa các thiết bị IoT càng được mở rộng với số lượng lớn người dùng khác nhau, khiến vấn đề an ninh trên các thiết bị này trở nên phức tạp. Mỗi thiết bị IoT đều có thể trở thành một mắt xích bị tấn công hay con đường để hacker xâm nhập vào hệ thống của cá nhân, tổ chức.

Theo dự báo của Bkav cho năm 2021 trước đó, tấn công chuỗi cung ứng đã trở thành một xu hướng. Hầu hết các cuộc tấn công xảy ra trong năm qua đều có quy mô lớn, nhắm vào các tổ chức, doanh nghiệp tiếng tăm trên toàn cầu.

“Các nhóm hacker đang dần chuyển mục đích tấn công từ tài chính sang chính trị. Nguồn lợi tài chính khổng lồ, phạm vi ảnh hưởng sâu rộng… là những điều khiến tấn công chuỗi cung ứng sẽ vẫn là xu hướng tấn công phổ biến mà hacker hướng tới trong những năm tới”, Bkav dự báo.

Bài liên quan
Tấn công mã độc tống tiền tại Việt Nam tăng gần 200%
Theo báo cáo của Google, mã độc tống tiền tăng gần 200% so với thời điểm ban đầu tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2022, các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn sẽ gia tăng