Ngày 17.9, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thông tin về chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trong năm học 2021-2022 nhằm giúp các phụ huynh và học sinh có cơ sở thực hiện quyền lợi của mình.

Năm học 2021-2022, học sinh - sinh viên được thanh toán BHYT như thế nào?

Hồ Quang | 17/09/2021, 18:58

Ngày 17.9, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thông tin về chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trong năm học 2021-2022 nhằm giúp các phụ huynh và học sinh có cơ sở thực hiện quyền lợi của mình.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm học 2021-2022 không có sự thay đổi về mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên (HSSV). Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (tương đương 67.050 đồng/ học sinh/tháng và 1 năm là 804.600 đồng). Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, HSSV chỉ đóng 70% mức đóng nên số tiền thực tế mà mỗi HSSV sẽ đóng là 46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm.

nam-hoc-2021-2022-hoc-sinh-sinh-vien-duoc-thanh-toan-bhyt-nhu-the-nao-hinh-anh(1).png
Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế năm học 2021-2022 có nhiều quyền lợi - Ảnh: PV 

Phụ huynh, HSSV có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi HSSV đang theo học.

Về mức hưởng BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, khi HSSV đi khám chữa bệnh  tại cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, nếu đúng tuyến và thực hiện đầy đủ thủ tục, HSSV có thẻ BHYT mã quyền lợi là 4 thì được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh.

Đối với HSSV khám chữa bệnh không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT, HSSV được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỉ lệ hưởng 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến Trung ương.

Nếu không xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các trường hợp:  khám chữa bệnh ngoại trú được hưởng tối đa 223.500 đồng; khám chữa bệnh nội trú được hưởng tối đa 745.00 đồng.

Trong trường hợp HSSV đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các trường hợp: khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa  223.500 đồng; khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 745.000 đồng; khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến tỉnh được hưởng tối đa 1.490.000 đồng; khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến Trung ương được hưởng tối đa 3.725.000 đồng.

Riêng trường hợp cấp cứu, HSSV được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở  khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam lưu ý phụ huynh, HSSV cài đặt và sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” để theo dõi quá trình đóng - hưởng BHYT của bản thân; cập nhật các thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện một số dịch vụ công của ngành bảo hiểm xã hội.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm học 2021-2022, học sinh - sinh viên được thanh toán BHYT như thế nào?