Do tình hình nắng nóng diện rộng duy trì liên tục 40 độ C ở miền Bắc và miền Trung, ngày 4.7 mức độ tiêu thụ điện lại phá vỡ một số kỷ lục của ngày trước đó, nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng điều hòa nhiệt độ và các thiết bị làm mát tăng mạnh.

Nắng nóng gay gắt, cảnh báo tiền điện có thể... tăng sốc

tuyetnhung | 05/07/2018, 15:08

Do tình hình nắng nóng diện rộng duy trì liên tục 40 độ C ở miền Bắc và miền Trung, ngày 4.7 mức độ tiêu thụ điện lại phá vỡ một số kỷ lục của ngày trước đó, nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng điều hòa nhiệt độ và các thiết bị làm mát tăng mạnh.

Ngày hôm nay (5.7), nắng nóng gay gắt tiếp diễn ở Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiệt độ cao nhất phổ biến là 37-40 độ C. Nền nhiệt Hà Nộitiếp tục tăng, vượt ngưỡng 40 độ C, thậm chí nhiệt độ tại mặt đường có thể lên tới 50 độ C.

Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết ngày 4.7,mặc dù công suất phụ tải đỉnh trong ngày của hệ thống điện trên toàn quốc chưa vượt qua ngày hôm trước (3.7), nhưng sản lượng tiêu thụ điện đã thiết lập kỷ lục mới với con số 725 triệu kWh.

Trong đó, riêng công suất phụ tải đỉnh hệ thống điện miền Bắc đã đạt 17.149 MW, sản lượng điện tiêu thụ của miền Bắc cũng lên tới 363,8 triệu kWh. Cả hai số liệu nàycủa miền Bắc vào ngày 4.7 đều là những mức nhất từ trước đến nay. Tình hình tại TP.Hà Nộitương tự nhưtoàn miền Bắc, cả công suất phụ tải đỉnh và sản lượng tiêu thụ điện ngày 4.7 cũng lập đỉnh mới, với công suất phụ tải đỉnh là 4.149 MW và sản lượng tiêu thụtoàn thành phố là 85 triệu kWh.

Cùng với thời tiết, câu chuyện vềtiền điện những ngày hè tăng"chóng mặt" cũng là một vấn đề nan giải, khiến nhiều người dân sốt ruột. Đa số đều thanrằngtiền điện tăng hơn tháng trước rất nhiều, có gia đình còn tăng gấp ba,bốn lần.

Chị Mai Anh tại Đống Đa, Hà Nội cho biết số ghiđiện trong tháng 5 của gia đình chỉ khoảng 500, nhưng đến tháng 6 thì số điện bỗng dưng "vọt"lên tới 1.532. Theo chị, cứ đến mùa hè là tiền điện của gia đình chị lại tăng mạnh, mặc dù thiết bị tiêu thụ điện chỉ tăng thêm 1 chiếc điều hòa nhưng số tiềnphải trả tăng lên gấp 3-4 lần.

Thống kê từ hệ thống thông tin khách hàng của Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) mấy ngày qua cho thấy, số lượng khách hàng sử dụng điện từ 400 kWh/tháng trở lên đã tăng mạnh so với các tháng trước đó. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tiền điện phải trảcủa khách hàng tăng cao trong các tháng 5, 6 và 7 (thậm chí tăng gấp hơn 2 lần so với các tháng trước đó). Nguyên nhân làhiệngiá điện cho sinh hoạtđược áp dụng theo biểu giá điện bậc thang, gồm 6 bậc với mức giá tăng dần.

EVN Hà Nội cho biết tình trạng nắng nóng gay gắt, kéo dài sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến, chủ yếu do việc sử dụng điều hòa nhiệt độ và các thiết bị làm mát tăng rất cao dẫn đến nguy cơ đầy tải và quá tải lưới điện cục bộ ở một số khu vực, gây mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện.

Vì vậy, đơn vị này khuyến cáo ngườisử dụng điện cần tiết kiệm bằng việc hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện vào giờ cao điểm từ 11h - 14h và từ 18h - 23h hằng ngày. Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa nhiệt độchỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên, nhằmđảm bảo tiết kiệm điện tiêuthụ, hạn chế tình trạng tiền điện tăng cao, đồng thời góp phần giảm nguy cơ quá tải cục bộ, gây sự cố gián đoạn cung cấp điện.

Theo thông tin từ cơ quan dự báo thời tiết, tình trạng nắng nóng trên diện rộng duy trì liên tục 40 độ ở miền Bắc và miền Trung còn kéo dài ít nhất đến hết ngày 6.7, do vậy tình hình tiêu thụ điện được dự báo vẫn tiếp tục ở mức rất cao, thậm chí vẫn có khả năng lại tạo lập kỷ lục mới, đặc biệt đối với các tỉnh phía Bắc.

Nắng nóng kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện trên lưới cũng như củatừng hộ khách hàng. Điều này dẫn tớinguy cơ gây quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường.

Ban hành khung giá bán buôn điện năm 2018

Bộ Công Thương vừa phê duyệt khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho các Tổng công ty điện lực năm 2018. Theo Quyết định 2265/QĐ-BCT vừa được Thứ trưởngCông Thương Hoàng Quốc Vượng ký, ban hành, khung giá bán buôn điện năm 2018 sẽ áp dụng theo quyết định mới.

Theo đó, khung giá bán buôn điện bình quân của EVN cho Tổng công ty Điện lực miền Bắc có mức tối đa là 1.255 đồng/kWh và mức tối thiểu là 1.185 đồng/kWh, thay cho mức giá cũ năm 2017 là 1.173 đồng/kWh và 1.117 đồng/kWh. Khung giá bán buôn cho Tổng công tyĐiện lực miền Nam có mức tối đa là 1.433 đồng/kWh, mức tối thiểu là 1.389 đồng/kWh (năm 2017, các mức giá lần lượt là 1.348 đồng/kWh và 1.316 đồng/kWh. Khung giá bán buôn cho Tổng công tyĐiện lực miền Trung mức tối đa áp dụng là 1.282 đồng/kWh, tối thiểu là 1.183 đồng/kWh (mức áp dụng của năm 2017 là 1.209 đồng/kWh và 1.139 đồng/kWh).

Tổng công tyĐiện lực Hà Nội áp dụng khung giá bán buôn tối đa là 1.516 đồng/kWh, mức tối thiểu là 1.437 đồng/kWh (năm 2017, khung giá áp dụng cho EVN Hà Nội lần lượt là 1.414 đồng/kWh và 1.358 đồng/kWh). Tổng công tyĐiện lực TP.HCM áp dụng mức trong khung tối đa là 1.658 đồng/kWh và tối thiểu là 1.593 đồng/kWh. Năm 2017, các mức lần lượt áp dụng là 1.551 đồng/kWh và 1.506 đồng/kWh.

Giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công tyđiện lực không thấp hơn mức giá tối thiểu và không cao hơn mức giá tối đa của khung giá.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nắng nóng gay gắt, cảnh báo tiền điện có thể... tăng sốc