"Chăn nuôi ở Việt Nam có năng suất lao động quá thấp. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con, trong khi công nhân Việt Nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con..."

Năng suất lao động trong chăn nuôi VN chỉ bằng 1/4 Thái Lan

Một Thế Giới | 17/10/2015, 06:00

"Chăn nuôi ở Việt Nam có năng suất lao động quá thấp. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con, trong khi công nhân Việt Nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con..."

Đó là lời nhận định của TS. Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam tại hội thảo "Tác động của TPP và hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi Việt Nam" do Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức vào ngày 16.10.
Thách thức quá lớn và gay gắt
Theo TS Đoàn Xuân Trúc, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi Việt Nam tham gia một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) so phương, đa phương. Nhất là khi TPP phủ sóng tới Việt Nam.
nganh chan nuoi Viet Nam
TS Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam
Theo đó, TS Trúc nhận định, khi tham gia hội nhập, ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt với vô vàn những thách thức như: năng suất vật nuôi thấp, năng suất lao động thấp, giá thành cao...
"Chăn nuôi ở Việt Nam có năng suất lao động quá thấp. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con , trong khi công nhân Việt Nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con", TS Trúc cho biết.
Bên cạnh đó, theo điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam, giá thành sản xuất thịt ở Mỹ cũng thấp hơn 25-30% so với ở Việt Nam.
Theo đó, giá thành 1 kg thịt bò Úc sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, phí kiểm dịch, nuôi tân đáo, phí giết mổ, lãi vay ngân hàng... là khoảng 170.000 đồng đến 180.000 đồng/kg. 
Trong khi đó, bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000 đồng/kg, nhưng chất lượng lại không bằng thịt bò Úc.
Còn tính toán của Viện Chăn nuôi cho thấy, giá thành sản xuất 1 kg thịt lợn trong nước là 2,08 USD, còn ở Mỹ là 1,41 USD. Giá thành sản xuất thịt bò trong nước là 2,53 USD, còn ở Úc là 1,77 USD .
Về gà công nghiệp, theo Asia Market Price, chi phí sản xuất thịt gà tại Malaysia là 1,15 USD/kg, Thái Lan là 1,2 USD, Philippine là 1,58 USD, Ấn Độ là 1,1 USD/kg, Hàn Quốc là 1,34 USD/kg... trong khi đó của Việt Nam là 1,6 USD/kg.
Theo TS Trúc, đây mới chỉ là một trong những thách thức gay gắt mà Việt Nam phải đối mặt. Ngoài ra, quy mô ngành chăn nuôi còn nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, đầu vào của ngành chăn nuôi nước ta còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài, phụ thuộc tới gần 50% nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước.
Hơn nữa, ở Việt Nam vẫn còn quá ít cơ sở giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi còn yếu và thiếu, quản lý chất lượng thực phẩm còn nhiều hạn chế. 
Nguy cơ dịch bệnh vẫn còn cao, kiểm dịch sản phẩm nhập lậu qua biên giới vẫn sơ hở, bỏ sót. Thách thức này đã làm tăng chi phí sản xuất và tạo bất ổn cho thị  trưởng tiêu thụ.
Cơ chế tín dụng trong ngành chăn nuôi còn chưa hợp lý, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi khi tham gia hội nhập.
Vẫn còn thời gian để củng cố?
Theo Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, TPP là hiệp định cao nhất với cam kết xóa bỏ thuế quan về 0%. Trong đó, ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm kể từ năm 2015 để chuẩn bị, trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.
Còn TS Trúc cũng cho rằng, đây chính là cơ hội vàng về thời gian để ngành chăn nuôi Việt Nam đẩy nhanh tái cơ cấu, nhanh chóng tổ chức lại sản xuất  và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa, kể cả các sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản đại, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng... cũng phải giảm giá thành, kiểm soát tốt.
"Dù phải đối mặt với nhiều thách thức cam go trước mặt, nhưng hội nhập cũng được xem là một cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Trên  thực tế, ngành chăn nuôi sẽ được tiếp cận nhanh hơn với các khoa học công nghệ mới, giống vật nuôi mới, các sản phẩm mới, các hình thức sản xuất tiên tiến.
Ngoài ra, hội nhập quốc tế, ngành chăn nuôi nước ta về lâu dài có thể xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi có lợi thế xuất khẩu như thịt lợn và sản phẩm thịt lợn sang  vùng Đông Bắc Á, vùng Đông Âu... Ngành chăn nuôi cũng sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư mới, nhất là chăn nuôi công nghệ cao và thúc đẩy làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) trong chăn nuôi", TS Trúc nhận định.
Tuyết Nhung
Bài liên quan
Ngành chăn nuôi hết ‘nóng vội’, đề xuất được nằm ngoài diện kiểm kê khí nhà kính đến năm 2027
Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết trước đây vì nóng vội, muốn chia sẻ với mục tiêu kiểm soát khí phát thải nên cho là có thể đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện kiểm kê khí nhà kính. Nhưng qua khảo sát thực tế, nghiên cứu, Hội thấy rằng điều này chưa thực sự phù hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu tổ chức các kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn
1 giờ trước Giáo dục
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năng suất lao động trong chăn nuôi VN chỉ bằng 1/4 Thái Lan