Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên, siêu tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) của NASA dường như đã sẵn sàng để thực hiện sứ mệnh quan trọng tiếp theo - đưa các phi hành gia đến Mặt trăng.

NASA cho biết siêu tên lửa SLS đã sẵn sàng cho các sứ mệnh phi hành gia

Long Hải | 03/02/2023, 15:00

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên, siêu tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) của NASA dường như đã sẵn sàng để thực hiện sứ mệnh quan trọng tiếp theo - đưa các phi hành gia đến Mặt trăng.

nasa.jpg
Tàu vũ trụ Orion rời bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào ngày 16.11

Chuyến bay đầu tiên của SLS, vào ngày 16.11.2022, đã khởi động sứ mệnh Artemis 1 kéo dài 25 ngày của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đưa tàu vũ trụ Orion lên quỹ đạo Mặt trăng và quay trở lại Trái đất. Vụ phóng cũng giúp SLS trở thành tên lửa mạnh nhất từng được phóng thành công, danh hiệu đang nắm giữ bởi tên lửa Saturn V mang tính biểu tượng của NASA.

Ngày 30.11.2022, NASA đã công bố những đánh giá ban đầu về hiệu suất của SLS trong sứ mệnh Artemis 1. Báo cáo cho thấy tên lửa hoạt động đúng như mong đợi trong mọi phương diện. Các thành viên của nhóm sứ mệnh đã có nhiều thời gian hơn để phân tích các con số và hiệu suất của tên lửa tiếp tục được họ đánh giá cao. Theo đó, SLS sẽ không cần phải có thay đổi lớn cho sứ mệnh có người lái đầu tiên.

Video quá trình tên lửa SLS mang theo tàu vũ trụ Orion rời bệ phóng

“Dựa trên đánh giá được thực hiện ngay sau khi phóng, dữ liệu sơ bộ chỉ ra rằng tất cả các hệ thống SLS đều hoạt động hoàn hảo và các thiết kế đã sẵn sàng hỗ trợ chuyến bay có phi hành đoàn Artemis 2. Nhóm phân tích sau chuyến bay sẽ tiếp tục xem xét dữ liệu và thực hiện các báo cáo cuối cùng”, các quan chức NASA viết.

Artemis 1 chỉ là nhiệm vụ khởi đầu của siêu tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion. Nhiệm vụ Artemis 2 sẽ đưa các phi hành gia của NASA thực hiện sứ mệnh kéo dài khoảng 10 ngày quanh Mặt trăng vào năm 2024. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ với Artemis 2, Artemis 3 sẽ đưa các phi hành gia xuống gần cực nam Mặt trăng vào năm 2025 hoặc sau đó.

mat-trang.jpg
Tàu vũ trụ Orion của NASA lần đầu nhìn thấy Mặt trăng

Chương trình Artemis của NASA cũng sẽ dựa vào các yếu tố khác. Chẳng hạn, tàu Starship khổng lồ của SpaceX sẽ là tàu đổ bộ Mặt trăng có người lái đầu tiên của chương trình. Ngoài ra, kiến trúc của Artemis cũng bao gồm một trạm vũ trụ quay quanh Mặt trăng tên là Lunar Gateway.

NASA đang làm việc với các đối tác từ châu Âu, Nhật Bản và Canada để phát triển trạm vũ trụ này. Dự án cũng là một phần quan trọng trong chương trình Artemis. Trạm Lunar Gateway sẽ đóng vai trò như một phòng thí nghiệm quỹ đạo, trung tâm thông tin liên lạc, cũng như bến đỗ cho các tàu vũ trụ và thiết bị đổ bộ Mặt trăng.

gateway.jpg
Hình ảnh mô phỏng trạm Lunar Gateway

Cơ sở này sẽ bao gồm hai module chính: module cung cấp năng lượng và lực đẩy (PPE) và module cung cấp không gian nghiên cứu và cư trú (HALO). Chúng sẽ được phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng sớm nhất vào tháng 5.2024 và muộn nhất vào tháng 10.2024 bằng tên lửa phóng hạng nặng Falcon Heavy của SpaceX.

Khi bắt đầu đi vào hoạt động, trạm Lunar Gateway có thể chứa 4 phi hành gia, nhưng số lượng có thể tăng lên theo thời gian khi cơ sở này bổ sung thêm các module. Module thứ 3 và 4 theo kế hoạch sẽ lần lượt được phóng lên vào năm 2024 và 2026.

Module thứ 3 mang tên ESPRIT do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chế tạo, giúp cung cấp thêm năng lượng và cải thiện khả năng liên lạc trên trạm. Trong khi đó, module thứ 4 mang tên I-HAB do ESA và Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát triển sẽ cung cấp thêm không gian sống và nghiên cứu cho các phi hành gia.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NASA cho biết siêu tên lửa SLS đã sẵn sàng cho các sứ mệnh phi hành gia