Indra-2017 là tên cuộc tập trận chung Nga - Ấn Độ sát biên giới CHDCND Triều Tiên, vừa bắt đầu bằng một buổi lễ ở Vladivostok, thủ phủ vùng Primorye (Nga) từ ngày 19 đến 29.10.

Nga chèo kéo Ấn Độ để bán vũ khí

Trần Trí | 21/10/2017, 11:47

Indra-2017 là tên cuộc tập trận chung Nga - Ấn Độ sát biên giới CHDCND Triều Tiên, vừa bắt đầu bằng một buổi lễ ở Vladivostok, thủ phủ vùng Primorye (Nga) từ ngày 19 đến 29.10.

Trong hai tháng qua, Nga tổ chức nhiều cuộc tập trận cấp nhỏ đến trung bình ở phía đông vùng Primorye, nơi Nga có một tuyến biên giới ngắn với Triều Tiên. Các cuộc tập trận này gồm một cuộc tập trận hải quân chung với Trung Quốc, cùng tập triển khai lực lượng dù tinh nhuệ.

Nga thường dùng các cuộc tập trận trên toàn thế giớiđể phô trương sức mạnh quân sự,và đang tăng cường hoạt động này trên vùng Thái Bình Dương nhằm thể hiện là một thế lực lớn tại khu vực.

Hiện hai khu trục hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (của hải quân Nga) đang hoạt động 4 tháng tại khu vực trên, cốtchứng tỏ sự hiện diện với hải quân các nước tại Thái Bình Dương.

Theo hãng thông tấn TASS, Indra-2017 kéo dài 10 ngày, có 700 quân bộ binh của hai nước, 50 máy bay gồm các chiến đấu cơ và trực thăng.

Kịch bản diễn tập phối hợp gồm giả lập một cuộc bao vây hải quân, một trận chiến chống ngầm có sự tham gia của một tàu chiến chống ngầm, 3 khu trục hạm và 1 tàu ngầm.

Quân đội Ấn Độ biểu diễn văn nghệ tạilễ khai mạc Indra-2017

Theo Newsweek, mục tiêu tập trận chung không chỉ về quân sự, mà còn là chiến lược kinh doanh vũ khí:Nga - Ấn đang xúc tiến việc bán vũ khí Nga trị giá 10 tỉ USD cho Ấn Độ. Thỏa thuận bán vũ khí với Ấn Độ gồm bán tên lửa S-400, 4 tàu khu trục nhỏ, một số trực thăng và tàu ngầm. Các chi tiết đang được đàm phán.

Từ năm 2015, Bộ Quốc phòng Nga đã nói thẳng lànhắm vào thị trường vũ khí Đông Nam Á.Nga không giấu bí mật về tham vọng không chỉ trở thành một thế lực an ninh - thương mại nổi trội tại Thái Bình Dương, mà còn muốn bán thêm nhiều vũ khí cho quân đội các nước trong vùngnày.

Hồi tháng 9, quân đội Nga công bố kế hoạch tổ chức ít nhất 7 cuộc tập trận chung với hơn 10 quốc gia trong năm 2018, trong khi chào hàng với các đoàn đại biểu quân sự thuộc các nước ở khu vực Đông Nam Á, một thị trường chính của vũ khí Nga.

Trong số các quốc gia tham gia tập trận chung với Nga trong năm tới có Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan và Indonesia.

Theo Newsweek, trong năm 2018, chỉ huy quân sự Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Lào, Thái Lan và Indonesia sẽ thăm Nga, trong khi Chile, Algeria, Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ tiếp các sĩ quan Nga.

Nhằm thể hiện tinh thần hợp tác, Nga cũng sẽ tiếp đón các đoàn đại biểu quân sự của UAE và Pakistan đến thăm Nga, và tướng Salyukov cũng sẽ dẫn một đoàn đại biểu quân sự Nga thăm Nhật Bản.

Ông Matthieu Boulegue, nhà nghiên cứu về Nga và Âu - Á thuộc Tổ chức Nghiên cứu chính sách đối ngoại Chatham House (Anh) nói với Newsweek:Moscow muốn phát đi thông tin rằng Nga vẫn có các đối tác, dù Nga đang bất đồng với phương Tây, và khi tập trận chung, quân đội các nước khác sẽ được khuyến khích mua khí tài quân sự Nga.

Ông Boulegue cũng nói 7 cuộc tập trận quốc tế/năm có thể không nhiều, vì còn phải tính đến việc Nga có những cuộc tập trận bộ binh, hải quân, không quân trong nước, chưa kể những cuộc tập trận đột xuất.

Ông Boulegue nói Nga chọn các nước đối tác quân sự phản ánh mục tiêu tìm quyền lợi chính trị - thương mại của quân đội Nga. Mục đích chiến lược của vài cuộc tập trận chung sẽ không quan trọng bằng triển vọng bán được vũ khí cho một số nước đối tác mới, và cũng để chứng minh với nhân dân Nga rằng Điện Kremlin có tầm ảnh hưởng với toàn cầu.

Ông Boulegue nói: “Đó là một tuyên ngôn chính trị, xét theo chuyện căng thẳng ở Triều Tiên, những diễn biến ở Biển Đông và vùng xung quanh. Có yếu tố đột phá quân sự trong những tuyên ngôn này, nhưng cũng có những mục đích chính trị và thương mại. Ví dụ, việc quân đội Nga chú trọng Lào, Indonesia và Thái Lan là tin tốt cho Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí Nga".

Trung Quốc và Ấn Độ chiếm phần đáng kể trong thị trường xuất khẩu vũ khí của Nga, đạt 56% trong tổng số vũ khí Nga bán từ năm 2005 - 2016, theo ước tính của Chatham House.

Ông Boulegue nói: “Ấn Độ và Trung Quốc là đồng minh thương mại của Nga, trong lĩnh vực hợp tác, trao đổi sĩ quan, tập trận chung... nên quan hệ với hai nước này nhằm thông tin với dân Nga rằng Moscow vẫn kề cận các đồng minh”.

Trung Trực (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga chèo kéo Ấn Độ để bán vũ khí