Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày do tính chất tiêu dùng thường xuyên làm phát sinh nhiều vi phạm và phản ánh; nhóm dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng đang tăng dần số lượng phản ánh, khiếu nại .

Ngân hàng, bảo hiểm ngày càng bị nhiều người tiêu dùng khiếu nại

Phan Diệu | 20/04/2016, 14:28

Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày do tính chất tiêu dùng thường xuyên làm phát sinh nhiều vi phạm và phản ánh; nhóm dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng đang tăng dần số lượng phản ánh, khiếu nại .

Theo số liệu từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), số vụ khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ngày càng gia tăng.

Cụ thể, trong quý I/2016, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất làhàng hóa tiêu dùng thường ngày với 56 trường hợp, chiếm khoảng 22,3%. Sau đó là nhóm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và điện thoại, viễn thông. Đây là 3 nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất.

Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày do tính chất tiêu dùng thường xuyên làm phát sinh nhiều vi phạm và phản ánh;nhóm dịch vụtài chính, ngân hàng, bảo hiểm cũng đang tăng dần số lượng phản ánh, khiếu nại do các trường hợpcho vay tín dụng tiêu dùng từ các công ty tín dụng và dịch vụ bảo hiểm.

Đồ điện tử gia dụng cũng là nhóm hàng bị khiếu nại, phản ánh nhiều tới Cục. Sau đó là nhóm dịch vụ vận tải, phương tiện vận chuyển. Các nhóm hàng khác bị phản ánh, khiếu nại với số lượng ít hơn. Một số nhóm hàng không có phản ánh, khiếu nại như thiết bị văn phòng, kết nối internet, mạng di động, thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.

Đáng chú ý,Hà Nội và TP.HCM tiếp tục là 2 thành phố có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, Hà Nội chiếm 34,26% và TP.HCM là 21,51%. Hai thành phố này chiếm tỉ lệ phản ánh nhiều hơn hẳn so với các tỉnh, thành xếp sau đó như Thanh Hóa (4,78%), Bình Dương (3,18%) và Bà Rịa – Vũng Tàu (2,79%).

Cục Quản lý cạnh tranh nói rằng ngoài việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu tư vấn, hỗ trợ của người tiêu dùng qua tổng đài, trong quý này, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận và xử lý44 vụ việc khiếu nạibằng văn bản của người tiêu dùng.

Trong đó, có những vụ việc với sự tham gia của rất nhiều người tiêu dùngnhư vụ một công ty bảo hiểm nhân thọ ngừng hợp đồng khi có hơn 30 người tiêu dùng khiếu nại. Sau quá trình hòa giải và thương lượng giữa các bên, công ty đã đồng ý hỗ trợ cho mỗi người tiêu dùng 3 triệu đồng dưới hình thức phiếu mua hàng. Một số người tiêu dùng không đồng ývới phương án này được Cục Quản lý cạnh tranh tư vấn sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án.

Hay vụ việc liên quan đến số tiền bồi thường lớn như đặt phòng khách sạn tại Dubai. Cụ thể, người tiêu dùng đặt phòng khách sạn tại Dubai qua trang web, thế nhưng, trước giờ bay 1 tiếng, người tiêu dùng nhận được email của trang web về việc không liên lạc được với chủ khách sạn. Công ty đồng ý bồi thường 150% số tiền đặt phòng (hơn 4.000 USD) nếu người tiêu dùng chứng minh có khiếu nại lên cơ quan chức năng tại Việt Nam. Sau khi thực hiện khiếu nại tới Cục và được tư vấn, người tiêu dùng đã được công ty hoàn lại toàn bộ số tiền như đã được cam kết.

Phan Diệu
Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng
Ngày 21.11, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng, bảo hiểm ngày càng bị nhiều người tiêu dùng khiếu nại