Công ty nghiên cứu Cao Công Thẩm Quyến (GGII) cho biết Trung Quốc mua và chế tạo robot công nghiệp nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, nhưng thị trường nội địa vẫn bị chi phối bởi doanh nghiệp nước ngoài.

Ngành công nghiệp robot Trung Quốc phát triển không đạt mục tiêu

Cẩm Bình | 22/02/2021, 11:42

Công ty nghiên cứu Cao Công Thẩm Quyến (GGII) cho biết Trung Quốc mua và chế tạo robot công nghiệp nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, nhưng thị trường nội địa vẫn bị chi phối bởi doanh nghiệp nước ngoài.

Robot được sản xuất bởi doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2020 chiếm thị phần khoảng 39% và trong đó 45% số máy móc hàng nội địa dùng chip Trung Quốc – tăng 12% so với năm 2016, chưa đạt mục tiêu do kế hoạch “Made in China 2025” do chính quyền Bắc Kinh đề ra.

Để nâng cao năng lực công nghiệp cũng như cắt giảm phụ thuộc công nghệ nước ngoài, “Made in China 2025” đặt mục tiêu nhà sản xuất Trung Quốc đến năm 2020 phải nắm giữ 50% thị trường nội địa và 70% vào năm 2025. Thời điểm đó hệ thống robot Trung Quốc cần đủ sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

Theo Giám đốc GGII Lục Chương Nguyên, sở dĩ ngành công nghiệp robot Trung Quốc không đạt mục tiêu là vì giữa thương hiệu nước ngoài và thương hiệu nội địa vẫn còn khoảng cách lớn về công nghệ cốt lõi.

“Phía người dùng, đặc biệt là đơn vị ngành ô tô, ngành sản xuất, chưa hoàn toàn tin tưởng hàng nội. Hàng ngoại vẫn chiếm ưu thế”, giám đốc Lục nhận xét.

robot.jpg
Robot ngoại vẫn nắm thị phần lớn ở Trung Quốc - Ảnh: Tân Hoa Xã

Chủ nghiệm Viện Nghiên cứu robot - tự động hóa (Đại học Hồng Kông) Tịch Ninh không lấy làm ngạc nhiên trước thất bại trên, vì thị trường Trung Quốc chịu tác động đáng kể từ chiến tranh thương mại cùng đại dịch COVID-19. Nhưng ông dự báo do nhu cầu vẫn còn nên ngành công nghiệp robot sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn ngành khác.

Chính quyền Bắc Kinh trợ cấp không ít cho ngành công nghiệp robot, khiến lĩnh vực này trở thành mục tiêu thường xuyên của Mỹ - quốc gia lâu nay cáo buộc Trung Quốc thực hiện hành vi thương mại không công bằng.

Trung Quốc từ năm 2013 đã là thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới, chiếm 38% tổng số lượt lắp đặt hệ thống robot giai đoạn 2017 - 2018. Trong năm 2019 các nhà máy tại nước này lắp đặt 140.492 đơn vị sản phẩm, nhiều hơn tổng số robot lắp đặt ở châu Âu và Mỹ cộng lại.

Việc sản xuất bộ giảm tốc cùng động cơ servo (2 bộ phận quan trọng của robot công nghiệp) vẫn bị Nhật Bản thống trị: hơn 75% bộ giảm tốc sử dụng tại Trung Quốc là hàng cung cấp bởi các công ty Nhật như Nabtesco hay Harmonic Drive Systems.

Bộ giảm tốc cùng động cơ servo chỉ chiếm 12% chi phí sản xuất robot tại Nhật, nhưng chiếm hơn 1/3 chi phí sản xuất robot tại Trung Quốc. May mắn là sản phẩm bộ điều khiển do Trung Quốc sản xuất đang dần thay thế hàng nước ngoài.

welding-changanford_750px.jpg
Bộ phận quan trọng của robot công nghiệp vẫn phải nhập từ Nhật - Ảnh: Sina

Đại dịch COVID-19 khiến quá trình tự động hóa trong các nhà máy Trung Quốc diễn ra nhanh chóng hơn. Ngân hàng Credit Suisse ước tính thị trường robot công nghiệp nước này tăng trưởng 9,5% trong năm 2020.

Theo Bộ Công nghiệp - Công nghệ thông tin Trung Quốc, số lượng robot công nghiệp nước này sản xuất năm ngoái đạt 237.068 đơn vị, tăng 19,1% so với năm 2019, giúp thu nhập của đơn vị sản xuất robot tăng thêm 6%.

Nhưng Chủ tịch Tịch cho rằng hiện tại doanh nghiệp nước ngoài chưa cần lo lắng về đối thủ cạnh tranh Trung Quốc: “Nhật Bản, Đức vẫn có lợi thế cạnh tranh vì họ tiếp cận đúng hướng và đầu tư nhiều năm qua. Miễn là tiếp tục phát triển công nghệ để luôn dẫn đầu công nghệ, bạn sẽ luôn giữ vững lợi thế”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành công nghiệp robot Trung Quốc phát triển không đạt mục tiêu