Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, thu ngân sách 9 tháng vẫn tăng so với cùng kỳ do một số ngành, lĩnh vực vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt và tạo nguồn thu cho ngân sách.

Ngành nghề nào được hưởng lợi, tăng trưởng bất chấp dịch COVID-19?

Tuyết Nhung | 02/10/2021, 09:17

Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, thu ngân sách 9 tháng vẫn tăng so với cùng kỳ do một số ngành, lĩnh vực vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt và tạo nguồn thu cho ngân sách.

Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, thu ngân sách nhà nước thực hiện 9 tháng ước tính đạt 80,2% dự toán, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa ước đạt 77% dự toán, tăng 5,9%; thu từ dầu thô ước đạt 125,4% dự toán, tăng 5,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 98,2% dự toán, tăng 30,3%.

Có 55 địa phương thu nội địa 9 tháng đạt trên 73% dự toán; 46 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15%; 8 địa phương có tiến độ thu dự toán đạt thấp.

Vụ Ngân sách nhà nước đánh giá: "Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, thu ngân sách 9 tháng qua vẫn đảm bảo tiến độ dự toán và tăng so với cùng kỳ".

Mức tăng trưởng đạt được đó là nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020 và một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ nên duy trì được mức tăng trưởng khả quan như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,... Những lĩnh vực này đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách.

Bên cạnh đó, giá dầu tăng 17,5 USD/thùng so với giá dự toán, góp phần tăng thu ngân sách từ dầu thô; kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng đầu năm tăng (trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế lũy kế 9 tháng ước tăng 33,14% so cùng kỳ), tăng thu ngân sách từ xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh đợt 4 bùng phát trở lại, diễn biến thu nội địa có xu hướng giảm, trong đó thu nội địa từ thuế, phí (không kể yếu tố gia hạn) từ mức tăng 9,1% của tháng 6, sang tháng 7 giảm 10,8%, tháng 8 giảm 21% và tháng 9 giảm 26,5% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 8 và 9 cũng giảm mạnh.

"Trước bối cảnh trên, dự kiến tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước trong những tháng tới", đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Về chi ngân sách nhà nước, thực hiện 9 tháng ước đạt 61,1% dự toán, trong đó: chi thường xuyên đạt 70% dự toán; chi trả nợ lãi đạt 72,1% dự toán.

Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển vẫn chưa được cải thiện, mới đạt 47,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2020 đạt 56,33%), trong đó vốn trong nước đạt 51,74%, vốn ngoài nước chỉ đạt 12,69% kế hoạch; vẫn còn 3 cơ quan chưa giải ngân kế hoạch vốn được giao năm 2021 .

Theo Vụ Ngân sách nhà nước, tổng thể cân đối ngân sách nhà nước 9 tháng có thặng dư, trong đó, ngân sách trung ương bội chi, ngân sách địa phương thặng dư lớn.

Trước bối cảnh trên, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn bù đắp bội chi ngân sách trung ương và thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn của ngân sách nhà nước. Hết tháng 9, đã thực hiện phát hành được 237,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,21 năm, lãi suất bình quân 2,26%/năm.

Bài liên quan
Danh mục ngành nghề độc quyền nhà nước: Mèo lại hoàn mèo
Sau một số những điều chỉnh tháo gỡ các quy định làm khó doanh nghiệp được dư luận hoan nghênh của Bộ Công Thương, với dự thảo nghị định các ngành nghề độc quyền nhà nước này thì mọi thứ lại đang quay trở về như cũ, mèo lại hoàn mèo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiêu thụ điện lập kỷ lục, cảnh báo hóa đơn tiền điện tăng cao
Cuối tháng 4, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục, có ngày lên tới gần 1 tỉ kWh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành nghề nào được hưởng lợi, tăng trưởng bất chấp dịch COVID-19?