Nghệ sĩ Phó An My được công chúng yêu nhạc gọi với cái tên đầy thân thuộc là "Tiếng dương cầm bão tố". Sự độc đáo ở chỗ chị dùng nhạc cụ phương Tây để thể hiện âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Nghệ sĩ Phó An My: Tôi muốn thổi hồn âm nhạc truyền thống ở bản Chiềng Đi

Dạ Thảo - Ảnh: FBNV | 26/10/2022, 13:38

Nghệ sĩ Phó An My được công chúng yêu nhạc gọi với cái tên đầy thân thuộc là "Tiếng dương cầm bão tố". Sự độc đáo ở chỗ chị dùng nhạc cụ phương Tây để thể hiện âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Tôi tự đào sâu tìm hứng khởi cho cảm hứng nghệ thuật của mình

Tên tuổi của nghệ sĩ Phó An My gắn liền với những màn trình diễn piano kết hợp nghệ thuật dân tộc, từ hát cọi, hò Huế đến tuồng, chầu văn... Nhạc của chị không chỉ độc đáo về nghệ thuật mà còn khơi nguồn cho những cảm hứng bất tận khai thác âm nhạc cổ Việt Nam. Cách chơi nhạc của chị hoàn toàn riêng, độc lập và thoát khỏi đám đông với một niềm kiêu hãnh "độc hành" trên con đường âm nhạc mà chị tạo nên.

Từ năm 2019, nghệ sĩ piano Phó An My gần như không xuất hiện trước công chúng, ngừng ra mắt các đêm nhạc cổ điển vốn được chị thực hiện thường niên. Sự hoành hành của dịch COVID-19 phần nào lý giải cho sự vắng mặt ấy, nhưng lý do chính là Phó An My dành thời gian tự đào sâu tìm kiếm nguồn hứng khởi mới, sự sáng tạo mới trong chính bản thân mình cho nghệ thuật.

8a_schm.jpg
Nghệ sĩ piano Phó An My và Đặng Tuệ Nguyên

Năm 2020, nghệ sĩ Phó An My tự tách mình ra khỏi công chúng và chị bỏ phố về núi, tại một ngọn đồi ở bản Chiềng Đi, xã Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Chị tự dựng lên ngôi nhà gắn với nghệ thuật yêu nhạc của mình bằng lối đi riêng, cổng nhà từ đá và đất kết hợp với lá đón những hơi thở mềm mại của thiên nhiên. Xung quanh chị chan hòa những gió và hoa với những gốc cây mơ nở rộ mỗi độ mùa về.

Chị kể năm 13 tuổi chị đã sang Đức để học nhạc, khi chơi nhạc chị như nghe được nhịp thở của chính mình. "Âm nhạc cổ điển rất khắt khe, sự cổ điển, lãng mạn cận đại hay hiện đại cũng thế, lúc ngồi với âm nhạc là không có điểm dừng. Khi tôi học cổ điển, cách nhìn nhận dần đổi khác và khi về Việt Nam, tôi tới các triển lãm, đến mọi buổi hòa nhạc và nghe, nhìn, ngắm. Sau đó tôi khai thác chất liệu âm nhạc truyền thống của Việt Nam, hiểu nên sử dụng nhạc cụ phương Tây sao cho tốt để xử lý âm điệu nhạc truyền thống. Muốn quốc tế hóa âm nhạc Việt Nam thì phải dùng nhạc cụ như “ngôn ngữ” quốc tế nhưng đồng thời người nghe cũng phải biết đó là âm nhạc của nước Việt mình".

camhungchiengdi-1.jpg
Chương trình Cảm hứng Chiềng Đi của nghệ sĩ Phó An My

Nghệ sĩ Phó An My cũng tâm sự, khi chị bắt đầu lên núi sống, bạn bè rất ngạc nhiên và không biết lên Chiềng Đi chị sẽ sống bằng gì, liệu chịu đựng sự hoang sơ nơi đây được bao lâu... Nhưng với tôi, tôi thực sự được trở về sống trong quá khứ mộng mơ thơ bé của mình, lòng rất bình an, không nghĩ gì. Tôi vốn là người sống đơn giản, không đua đòi cái gì vượt quá khả năng mình, nên sống trên núi tôi thích nghi được và cũng ở đây được vài năm rồi. "Tôi mong đợi một đêm chơi nhạc hoàn toàn cổ điển, nghệ thuật không bao giờ có cuối con đường, đến khi mình chết thì cũng không phải điểm kết thúc. Sinh ra đã chọn con đường này thì sẽ làm mãi mãi. Có lúc nào đó chán, có thể ngừng nghỉ, rồi lại tiếp tục đổi thay cho một không gian khác. Tuổi trẻ đi qua, đến lúc hết sốc nổi, đến lúc thấy mệt, tôi vẫn làm việc nhưng theo một dạng thức khác. Nhiều khán giả đến với tôi qua các đêm diễn, một phần ủng hộ, một phần tò mò, đấy cũng là sự may mắn của một nghệ sĩ biểu diễn" - nhạc sĩ Phó An My chia sẻ.

Một câu chuyện lãng mạn được kể ở Chiềng Đi

Tâm sự về âm nhạc của mình, nghệ sĩ Phó An My cho biết vào ngày 29.10 tới chị đánh dấu sự trở lại của bản thân bằng tiếng kèn saxophone của nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc. Chị và anh Đắc sẽ kết hợp bằng tác phẩm mới nhất của nhà soạn nhạc Đặng Tuệ Nguyên mang tên Cảm hứng Chiềng Đi, ở đó, chị sẽ vẽ nên câu chuyện về nghệ thuật của chính mình. Đêm nhạc "Cảm hứng Chiềng Đi" sẽ mang đậm dấu ấn của văn hóa người dân tộc thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam, kể về thân phận người đàn bà H'Mông sinh ra giữa thiên nhiên, được nuôi dưỡng dưới lớp lớp trầm tích của truyền thuyết, bị đè nén bởi lớp lớp định kiến và hủ tục, mà suối nguồn khát vọng về tình yêu đích thực, hạnh phúc với người mình yêu luôn bừng cháy trong trái tim. “Đã từ lâu rồi tôi muốn chơi nhạc ở đây, tự nhiên như chốn núi rừng này, bỏ qua những quy phạm thính phòng, hay bó hẹp trong không gian chuẩn nơi nhà hát lớn. Đêm nhạc không phải một phép thử, cũng không phải sự phá cách, mà đơn giản là hòa mình vào vạn vật để chơi cũng như tận hưởng âm nhạc với cảm giác mới” - nghệ sĩ Phó An My thổ lộ.

158344925_3692330720862778_150474491212185426_n.jpg
Nơi dừng chân nghệ thuật của nghệ sĩ Phó An My

Nếu cặp bài trùng Phó An My - Đặng Tuệ Nguyên đã đồng hành với nhau suốt hơn 20 năm trong việc sử dụng nhạc cụ cổ điển phương Tây và ngôn ngữ âm nhạc thính phòng để thể hiện tinh thần âm nhạc dân tộc Việt thì Quyền Thiện Đắc là cái tên vừa quen vừa lạ. Quen bởi nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc đã lâu được biết đến như một trong những cây saxophone nổi tiếng nhất Việt Nam. Đắc theo học kèn clarinette từ năm 12 tuổi, học saxophone từ năm 1994. Năm 2011 anh giành học bổng 3 năm tại Berklee College of Boston (Mỹ), sau đó tốt nghiệp với số điểm cao nhất của ngành nhạc jazz. Năm 2014, Quyền Thiện Đắc trở về Việt Nam với tấm bằng thạc sĩ từ Học viện Âm nhạc Malmo (Thụy Điển) và trở thành giảng viên Khoa Saxophone jazz tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam từ 2015 tới nay. Lạ là bởi, đây là lần rất hiếm hoi, saxophone xuất hiện trong nhạc cổ điển và cũng là lần đầu tiên Quyền Thiện Đắc trải nghiệm cùng Phó An My.

Chia sẻ với phóng viên, nghệ sĩ Phó An My cho biết đây cũng là lần đầu tiên chị đưa đàn piano ra biểu diễn trên sân khấu ngoài trời, trên đỉnh đồi, phía dưới là những thung lũng mận, đào, chè bảng lảng sương khói. Và những hàng ghế cho khán giả cũng chia nhỏ ra, lẫn vào cây cỏ, chứ không xếp ghế ngồi theo hàng lối. Chị cũng khẳng định sẽ gây bất ngờ lớn cho khán giả TP.HCM khi đêm nhạc được mang đi trình trình diễn ở phía nam.

Bản Chiềng Đi, Vân Hồ, Sơn La nơi diễn ra “Cảm hứng Chiềng Đi” cũng là địa điểm nghệ sĩ Phó An My lựa chọn an cư 3 năm qua sau khi rời xa Hà thành. Đến đây, công chúng cũng sẽ được chiêm ngưỡng tác phẩm vẽ trên tường, nhà của người dân bản Chiềng Đi mà các họa sĩ tên tuổi đã cùng nhau thực hiện trong dự án cộng đồng “Bản Art Stay” do nghệ sĩ Phó An My kêu gọi. “Cảm hứng Chiềng Đi” cũng là hoạt động mở màn trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm ngày thành lập huyện Vân Hồ, Sơn La như một lời tri ân của nghệ sĩ với mảnh đất mình yêu quý. Một câu chuyện lãng mạn, một bản nhạc lãng mạn và một khung cảnh thiên nhiên đẹp của tiết thu se lạnh nơi miền núi phía bắc là những gì mà “Cảm hứng Chiềng Đi” muốn đem lại cho mỗi người.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghệ sĩ Phó An My: Tôi muốn thổi hồn âm nhạc truyền thống ở bản Chiềng Đi