Đài CNN dẫn nguồn tin tiết lộ chính phủ Mỹ nhận được thông tin cảnh báo nguy cơ rò rỉ hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Nghi vấn rò rỉ hạt nhân tại Trung Quốc

Cẩm Bình | 14/06/2021, 18:01

Đài CNN dẫn nguồn tin tiết lộ chính phủ Mỹ nhận được thông tin cảnh báo nguy cơ rò rỉ hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Cảnh báo do Framatome - công ty Pháp tham gia xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật cho nhà máy Đài Sơn - gửi đến Bộ Năng lượng Mỹ. Họ còn cáo buộc cơ quan quản lý Trung Quốc cố ý nâng cao hạn mức phóng xạ có thể chấp nhận được ở bên ngoài nhà máy để không phải đóng cửa cơ sở này.

Sở dĩ Framatome liên hệ là vì công ty cần xin phép chính phủ Mỹ cho phép sử dụng công nghệ Mỹ xử lý tình hình ở nhà máy Đài Sơn. Chỉ có 2 trường hợp cần xin phép, 1 trong số đó là “nguy cơ phóng xạ sắp xảy ra”.

Ngoài nguồn tin, CNN còn dẫn nội dung một bản ghi nhớ đầu tháng 6 viết rằng hạn mức phóng xạ Trung Quốc nâng lên đã vượt quá tiêu chuẩn của Pháp.

taishan-cgn-.jpg
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn - Ảnh: Nuclear World

Sau khi xem xét thông tin thì chính phủ Mỹ kết luận tình hình nhà máy Đài Sơn chưa đạt đến mức khủng hoảng, theo các nguồn tin.

Một công ty tư nhân đơn phương liên hệ với chính phủ Mỹ nhờ giúp đỡ trong khi đối tác Trung Quốc của họ chưa lên tiếng thừa nhận là chuyện khá bất thường. Vụ việc có thể đặt Washington vào tình huống phức tạp nếu rò rỉ tiếp tục xảy ra hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên mối lo ngại đủ lớn để Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) tổ chức nhiều cuộc họp trong tuần trước. Cuộc họp chủ trì bởi quan chức phụ trách Trung Quốc Laura Rosenberger và quan chức phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí Mallory Stewart.

Mỹ còn làm việc với chính phủ Pháp, chính phủ Trung Quốc trước khi ra kết luận. Nội dung làm việc không được tiết lộ.

Nhà khoa học hạt nhân Cheryl Rofer từng làm việc cho phòng thí nghiệm Los Alamos (thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ) không lấy làm ngạc nhiên. Ông lý giải có thể Framatome tin tưởng Mỹ đủ năng lực giúp đỡ.

“Trung Quốc luôn nói mọi thứ đều ổn. Lúc nào cũng vậy”, theo nhà khoa học Rofer.

Ngày 11.6, Framatome bác bỏ thông tin liên hệ Mỹ, nhưng xác nhận đang hỗ trợ giải quyết một vấn đề vận hành cho nhà máy Đài Sơn: “Theo dữ liệu hiện tại thì nhà máy hiện hoạt động với thông số kỹ thuật an toàn. Chúng tôi sẽ làm việc với các chuyên gia liên quan để đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp”.

Ngày 13.6, tập đoàn Năng lượng hạt nhân trung ương Trung Quốc (CGN) cho biết đơn vị 1 của nhà máy Đài Sơn hoạt động bình thường, đơn vị 2 sau đợt đại tu cũng vừa được kết nối lại vào lưới điện.

Là thị trường điện hạt nhân lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Pháp, Trung Quốc thời gian qua nỗ lực xây dựng hàng loạt nhà máy điện mới. Nước này chưa từng để xảy ra vụ tai nạn hạt nhân nào.

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghi vấn rò rỉ hạt nhân tại Trung Quốc