Một nghiên cứu mới cho biết rằng những phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 khi đang mang thai không có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhỏ bất thường hơn những phụ nữ mang thai không tiêm phòng.

Nghiên cứu mới: Vắc xin COVID-19 không liên quan đến sinh non

05/01/2022, 11:38

Một nghiên cứu mới cho biết rằng những phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 khi đang mang thai không có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhỏ bất thường hơn những phụ nữ mang thai không tiêm phòng.

Một trong những nghiên cứu đầu tiên nhằm kiểm tra sức khỏe của những đứa trẻ được sinh ra từ những phụ nữ đã tiêm chủng COVID-19 trong quá trình mang thai đã cho ra kết quả đáng mừng.

Chúng ta biết trẻ sinh nhẹ cân và trẻ sinh non có nhiều khả năng bị chậm phát triển và gặp các vấn đề sức khỏe khác.

Một nghiên cứu trước đó cũng đã phát hiện ra rằng những phụ nữ được tiêm phòng trong thời kỳ mang thai không có nguy cơ sẩy thai cao hơn những người không tiêm phòng.

Nghiên cứu mới đã xem xét khoảng 46.079 phụ nữ đang mang thai, trong đó có khoảng 10.064 phụ nữ đã tiêm 1 hoặc 2 liều vắc xin COVID-19 trong thời gian mang thai. Hầu hết họ được tiêm vắc xin Pfizer và Moderna trong 3 tháng thứ hai hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

anh-chup-man-hinh-2022-01-05-luc-11.05.17.png
Một phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin tại Mỹ  - Ảnh: The New York Times

Nhìn chung có 6,6% trẻ sinh non trước 37 tuần của thai kỳ và 8,2% trẻ sinh ra nhẹ cân hơn so với tuổi thai, cân nặng dưới 2,5kg. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ sinh non giữa những bà mẹ đã tiêm vắc xin COVID-19 khi đang mang thai và những và bà mẹ chưa tiêm phòng.

“Chúng tôi dự định thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về trẻ sơ sinh và sự phát triển chúng nhưng vẫn chưa có đủ thời gian để thực hiện”, tiến sĩ Heather S.Lipkind - chuyên gia y học về thai nhi thuộc Đại học Yale (Mỹ) và là tác giả chính của nghiên cứu mới nói.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ  (CDC), phối hợp với tiến sĩ Lipkind và nhà nghiên cứu Kaiser Permannente.

“Với mỗi tuần thai, não bộ của  trẻ sẽ phát triển hơn. Khi thai phụ bị nhiễm COVID-19, nguy cơ sinh non sẽ cao hơn. Nếu bạn bị mắc COVID-19 và phải sinh non, điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài”, tiến sĩ Lipkind cho biết.

Một lợi tích khác của việc tiêm phòng là phụ nữ có thể truyền kháng thể chống lại COVID-19 cho trẻ sơ sinh, giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, tiến sĩ Lipkind nói thêm.

Các quan chức y tế đã khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm phòng vì khi họ bị nhiễm COVID-19 có nguy cơ tiến triển bệnh nặng. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng ở phụ nữ mang thai vẫn ở mức thấp, khoảng 31% vào cuối tháng 9.

Tỷ lệ tiêm chủng cũng rất khác nhau tùy theo cộng đồng. Theo CDC, trong khi gần một nửa tổng số người Mỹ gốc Á mang thai được tiêm phòng thì chỉ có 25% phụ nữ gốc Tây Ban Nha tiêm phòng khi mang thai và 15% ở phụ nữ da màu mang thai.

“Tôi chỉ có thể nói rằng phụ nữ mang thai không tiêm phòng dễ mắc bệnh nặng khi mắc COVID-19. Nó rất bi thảm”, tiến sĩ Lipkind chia sẻ.

Tiến sĩ Lipkind cũng khuyến khích bệnh nhân của mình đi tiêm phòng, đặc biệt là hiện nay biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng, song bà luôn thường xuyên phải đối mặt với sự phản kháng quyết liệt.

“Tôi nghĩ mọi người chỉ sợ những điều chưa biết khi mang thai. Nghiên cứu mới này sẽ khiến mọi người cảm thấy yên tâm hơn về việc tiêm chủng vắc xin COVID-19”, tiến sĩ Lipkind nói thêm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu mới: Vắc xin COVID-19 không liên quan đến sinh non