Sau một thời gian ngồi làm việc liên tục trước máy vi tính, chị Cao Thị L.(34 tuổi, ngụ quận 2, TP.HCM) phát hiện những ngón tay của mình bỗng dưng sưng tấy và ngày càng to dần gây đau nhức khiến chị không thể nào làm việc.

Ngồi làm việc liên tục 8 giờ mỗi ngày, một phụ nữ suýt tàn phế

Hồ Quang | 09/10/2017, 14:12

Sau một thời gian ngồi làm việc liên tục trước máy vi tính, chị Cao Thị L.(34 tuổi, ngụ quận 2, TP.HCM) phát hiện những ngón tay của mình bỗng dưng sưng tấy và ngày càng to dần gây đau nhức khiến chị không thể nào làm việc.

Theo lời chị L.công việc của chị là một biên tập viên, mỗi ngày chị thường làm việc trước máy vi tính trên 8 tiếng đồng hồ.

Vào đầu năm 2017, chị phát hiện các khớp ngón tay phải bắt đầu sưng và đau nhức mỗi lần cử động, đến mức không thể gõ bàn phím để làm việc được. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi, các khớp ngón tay của chị càng đau nhức nhiều hơn, thấy vậy chị đến tiệm thuốc tây để mua thuốcvề uống.

“Những ngày đầu sử dụng thuốc tôi thấy tình trạng sưng và nhức ở các khớp ngón tay có giảm. Tuy nhiên, khi dừng thuốc thì các triệu chứng sưng tấy, đau nhức, cứng khớp ngón tay lại tái phát và thậm chí còn sưng to hơn trước. Các khớp ngón tay sưng to, tấy đỏ và đau nhức dữ dội mỗi khi cử động. Tôi sợ quá liền đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM để kiểm tra”, chị L.cho hay.

Ngày 9.10, bác sĩ Cao Thanh Ngọc – Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đạihọc Y dược TP.HCM cho hay qua kết quả kiểm tra lâm sàng và chụp X.quang đã xác định chị L.bị viêm khớp dạng thấp giai đoạn muộn. Kết quảchụp X.quang cho thấy các khớp ngón tay của bệnh nhân đang có hiện tượng hủy khớp

“Nếu bệnh nhân này đến khám trễ hơn thì nguy cơ dính khớp, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế là rất cao. Ngoài ra, bệnh lý này còn ảnh hưởng đến toàn thân và làm tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh”, bác sĩ Ngọc chia sẻ.

Bác sĩ Ngọc cho biết có khoảng 10% người bệnh đến khám các vấn đề liên quan xương khớp tại đây được phát hiện viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân đã bước vào giai đoạn tiến triển nặng và xuất hiện các hiện tượng hủy khớp, dính khớp, biến dạng khớp trên phim X-quang.

“Ở giai đoạn này, việc điều trị trở nên khó khăn và lâu dài hơn do người bệnh không đáp ứng các loại thuốc kháng thấp thông thường. Khi đó, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc sinh học”, bác sĩ Ngọc nói.

Theo bác sĩ Ngọc viêm khớp dạng thấp thường gặp nhất ở lứa tuổi 30-50 tuổi (chiếm 73 – 85%). Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 - 6 lần nhưng nam giới mắc bệnh có xu hướng nặng hơn nữ giới.

Các dấu hiệu ban đầu của viêm khớp dạng thấp là đau nhức, sưng khớp nhưng không quá lớn nên người bệnh thường chủ quan, tự ý mua thuốc về điều trị hoặc bỏ qua vì nghĩ đó là những đau nhức thông thườngdo thời tiết hay làm việc quá sức. Điều này khiến bệnh diễn biến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và có nguy cơ tàn phế.

“Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu như đau nhức khớp hoặc cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng; đau khớp dai dẳng; khớp sưng, nóng, đau đối xứng; đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày; sưng đau khớp kéo dài trên 2 tháng ở phụ nữ trung niên... Chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng bởi những tổn thương phá hủy khớp có thể xuất hiện rất sớm trong quá trình của bệnh”, bác sĩ Ngọc khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngồi làm việc liên tục 8 giờ mỗi ngày, một phụ nữ suýt tàn phế