Ngày 22.2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tổ chức hội nghị “Thông tin công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023 của lực lượng CSGT”.

Người dân có quyền kiểm tra nguồn gốc, tem kiểm định của máy đo nồng độ cồn?

Tú Viên | 22/02/2023, 16:00

Ngày 22.2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tổ chức hội nghị “Thông tin công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023 của lực lượng CSGT”.

Tại hội nghị, thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT chia sẻ về vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua là việc người dân chỉ uống siro, nước ngọt, ăn hoa quả và ngậm thuốc sâu răng vẫn bị xác định vi phạm nồng độ cồn.

Hiện nay, Bộ Y tế lấy căn cứ xác định nồng độ cồn bằng xét nghiệm máu. Trong khi đó, từ khi sinh ra cơ thể con người có lượng men nhất định, đây là điều bình thường. Còn lực lượng CSGT đo nồng độ cồn qua hơi thở được thực hiện theo 2 chế độ đo.

z4128290005354_bcc10.jpeg
Cảnh hội nghị - Ảnh: PV

"Đo định tính trước (xác định có cồn hay không), khi nào CSGT xác định có nồng độ cồn mới tiến hành đo định lượng theo chỉ số từng mức ở Nghị định 100, do đó không thể sai được", thiếu tướng Lê Xuân Đức khẳng định.

Về ý kiến người dân có quyền đề nghị kiểm tra nguồn gốc, tem kiểm định của máy đo nồng độ cồn, thiếu tướng Lê Xuân Đức nêu rõ trong quy chế dân chủ bảo đảm công tác trật tự an toàn giao thông, lực lượng CSGT đã công khai kế hoạch trên trang web của Cục CSGT và công an các tỉnh thành trực thuộc trung ương, thông tin này đã được công khai.

Phương tiện, thiết bị nghiệp vụ cấp cho lực lượng CSGT đều theo quy định của Bộ Công an. Do vậy, người dân được giám sát kiểm tra những gì được pháp luật quy định. Đối chiếu pháp luật cho thấy không có quy định được kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của dụng cụ này. "Đó thuộc về phạm vi, chức năng của cơ quan chức năng", thiếu tướng Lê Xuân Đức nói.

Về đề nghị tăng mức xử phạt nồng độ cồn để tăng mức răn đe, thiếu tướng Lê Xuân Đức cho biết CSGT ghi nhận ý kiến này. Trong quá trình xây dựng luật, nghị định, đơn vị sẽ tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan chức năng để mức xử phạt đủ sức răn đe.

Thiếu tướng Đức thông tin thêm, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo 2 chuyên đề trọng tâm từ năm 2022-2023, là xử lý nồng độ cồn và chuyện cơi nới xe thùng, quá tải...

Trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội đầu xuân 2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 660.908 trường hợp vi phạm an toàn giao thông. Phạt tiền hơn 1 nghìn tỉ đồng

Riêng với hành vi vi phạm nồng độ cồn, lực lượng CSGT đã xử lý 117.381 trường hợp (chiếm 18,11% tổng số các vi phạm), phạt tiền 543 tỉ 255 triệu đồng.

So với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 20.804 trường hợp (tăng 21,54%), tiền phạt tăng hơn 125 tỉ đồng (tăng 30,14%).

Có đến 1.625 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn và 36.549 trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.

Công tác xử lý vi phạm về nồng độ cồn đạt hiệu quả cao. Chỉ tính trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, xử lý vi phạm nồng độ cồn chiếm 35% tổng số vi phạm, tăng 598% so với thời gian Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Bài liên quan
Người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn tăng cao ở TP.HCM
Chỉ trong 3 tháng, lực lượng CSGT TP.HCM đã phát hiện và xử lý 45.557 trường hợp người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân có quyền kiểm tra nguồn gốc, tem kiểm định của máy đo nồng độ cồn?