Tình trạng thiếu thốn vắc xin COVID-19 tại Đài Loan khiến nhiều người dân hòn đảo tự trị tìm đến nơi khác để được chủng ngừa.

Người dân Đài Loan kéo nhau sang Mỹ để được tiêm vắc xin

Cẩm Bình | 16/06/2021, 11:22

Tình trạng thiếu thốn vắc xin COVID-19 tại Đài Loan khiến nhiều người dân hòn đảo tự trị tìm đến nơi khác để được chủng ngừa.

Ông Miles Hu dự định sang Mỹ vào cuối tháng 6 này. Ông sẽ đến Los Angeles, đặt lịch tiêm tại một nhà thuốc gần nơi tạm trú.

“Tôi chắc chắn rằng Đài Loan sẽ chẳng thể có đủ vắc xin cho tất cả mọi người cho đến cuối năm, vì vậy tôi quyết định tranh thủ chủng ngừa nhân chuyến đi công tác”, ông Hu chia sẻ. Nhiều bang của Mỹ không yêu cầu phải có giấy phép cư trú mới được tiêm vắc xin COVID-19.

Ông Hu đánh giá giới chức Đài Loan thời gian qua chống dịch rất tốt, nhưng lại không xây dựng kế hoạch đảm bảo tiêm chủng cho toàn bộ gần 24 triệu dân.

taiwan00.jpg
Nhiều nơi trên thế giới đang chịu cảnh thiếu thốn vắc xin COVID-19 - Ảnh: Kao Ren-mao

Đài Loan đặt khoảng 20 triệu liều vắc xin từ Moderna, AstraZeneca cũng như nhận hỗ trợ từ sáng kiến COVAX. Tuy nhiên vắc xin hiện chỉ được cung cấp “nhỏ giọt” nên chỉ đủ dùng cho nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế và gia đình họ.

Đến nay hòn đảo tự trị này đã nhận 726.600 liều vắc xin của AstraZeneca, 150.000 liều của Moderna. Nhật Bản vào đầu tháng 6 còn tặng Đài Loan 1,24 triệu liều vắc xin của AstraZeneca, Mỹ hứa tặng 750.000 liều.

Cuối tháng 5, quan chức đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Trần Thời Trung đặt mục tiêu đến tháng 10 phải có ít nhất 60% dân số đã tiêm mũi đầu. Vậy mà tính đến tuần trước, tỷ lệ chủng ngừa chỉ mới đạt khoảng 3%, khiến nhiều người cảm thấy thất vọng và lo lắng.

Người mang 2 quốc tịch may mắn hơn. Cô Winnie Huang cùng chồng - công dân Đài Loan nhưng có cả quốc tịch Mỹ - bay về Đài Loan “tránh dịch” vào tháng 5 năm ngoái khi tình hình ở Mỹ xấu đi, rồi quay trở lại Mỹ vào cuối tháng 4 năm nay để tiêm vắc xin lúc thành phố Đài Bắc hứng chịu đợt bùng phát mới.

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gần đây, “tour tiêm vắc xin theo nhóm” trở thành chủ đề nóng trên mạng. Lịch trình một chuyến du lịch kết hợp tiêm vắc xin của Pfizer được tiết lộ như sau: ngày 1.6 đến Los Angeles và tiêm mũi đầu vào ngày 2.6, sau đó đoàn đi tham quan Las Vegas, San Francisco, San Diego trước khi về Los Angeles tiêm mũi thứ hai. Chuyến đi 21 ngày có giá 350.000 đài tệ (gần 1.300 USD).

Giới chức Đài Loan tuyên bố hình thức du lịch trên là trái phép, đơn vị nào tổ chức sẽ bị phạt 150.000 đài tệ và có thể bị tước giấy phép kinh doanh.

Một số người lựa chọn đến Trung Quốc thay vì Mỹ. Doanh nhân Xu Zhen-wen - chủ tịch một hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan - cho biết phía Trung Quốc sẵn sàng tiêm chủng cho người từ Đài Loan, Hồng Kông, Macau, trong đó người Đài Loan được hưởng kênh tiếp nhận riêng nhanh hơn.

Sau khi nhập cảnh và trải qua 2 tuần cách ly ở Trung Quốc, người Đài Loan đăng ký qua ứng dụng điện thoại hoặc trụ sở Văn phòng sự vụ Đài Loan (thuộc chính phủ Trung Quốc). Nếu được chấp nhận thì họ sẽ tiêm chủng miễn phí tại bất cứ cơ sở y tế nào trên lãnh thổ Trung Quốc theo cơ chế xử lý nhanh.

tw1.jpg
Mã QR xác định đã tiêm vắc xin mũi đầu tại Trung Quốc - Ảnh: Kao Ren-mao

Kao Ren-mao cùng vợ bay đến Thượng Hải để chủng ngừa, họ tiêm mũi vắc xin Sinopharm đầu tiên vào ngày 10.6 và đang chờ tiêm mũi thứ 2. Ông phàn nàn giới chức Đài Loan quá chậm chạp.

“Tôi muốn đưa cả gia đình sang đây nhưng chẳng ai có thể nghỉ việc cả tháng cả”, ông Kao chia sẻ.

Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Bloomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân Đài Loan kéo nhau sang Mỹ để được tiêm vắc xin