Sau hơn một năm chuẩn bị, đến nay đề án đô thị thông minh chính thức được thực hiện. Trước mắt, đề án sẽ được TP.HCM thí điểm tại quận 1 và 12.

Người dân TP.HCM hưởng lợi gì từ đô thị thông minh?

Phan Diệu | 28/11/2017, 19:53

Sau hơn một năm chuẩn bị, đến nay đề án đô thị thông minh chính thức được thực hiện. Trước mắt, đề án sẽ được TP.HCM thí điểm tại quận 1 và 12.

UBND TP.HCM đã chính thức công bố đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, sau hơn 1 năm chuẩn bị, đến nay đề án đô thị thông minh chính thức được thực hiện. Trước mắt, đề án sẽ được TP.HCM thí điểm tại quận 1 và 12.

Theo đó, đề án với mong muốn hướng tới việc đảm bảo môi trường sống thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn cho người dân. Cụ thể, đối với lĩnh vực giao thông, người dân được trải nghiệm hệ thống vận tải hành khách công cộng chất lượng cao với vé điện tử liên thông và giải pháp thu phí, đỗ xe thông minh. Dữ liệu mở về giao thông và thông tin dự báo giao thông giúp người dân tìm lộ trình di chuyển phù hợp, giảm ùn tắc…

Ở lĩnh vực y tế, người dân sẽ được sử dụng bệnh án điện tử và xem, lưu trữ bằng điện thoại di động. Chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng cao, các sai sót y khoa cũng được hạn chế.

Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin về cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể truy xuất được nguồn gốc của nhiều loại thực phẩm để có thể yên tâm hơn.

Về lĩnh vực chống ngập, người dân được theo dõi thông qua các hệ thống cảnh báo và giám sát ứng dụng công nghệ thông tin. Các kênh thông tin tương tác theo thời gian thực giữa chính quyền và người dân cũng giúp các nhà cung cấp những dự báo, cảnh báo về khả năng xảy ra ngập cũng như các kiến thức về phòng chống ứng phó với ngập lụt.

Đối với lĩnh vực an ninh trật tự, người dân và doanh nghiệp được sinh sống và làm việc trong môi trường an toàn, an ninh cao. Các cơ sở dữ liệu được số hóa giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khi không còn phải photo nhiều giấy tờ như căn cướccôngdân, hộ khẩu, điền tay và thực hiện nhiều thủ tục.

Về lĩnh vực chính quyền điện tử, hệ thống dịch vụ công trực tuyến tập trung đa dạng về hình thức truy cập sẽ giúp thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia các hoạt động của các cơ quan nhà nước, cho phép công dân chỉ truy cập vào một địa chỉ duy nhất và đăng nhập một lần là có thể thực hiện được toàn bộ các giao dịch với chính quyền.

Về đề án này, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, việc sớm trở thành đô thị thông minh và gia nhập vào các thành phố thông minh trên thế giới sẽ góp phần rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu kéo tầng lớp dân cư thu nhập thấp tiến lên hội tụ với nhóm thu nhập trung bình và khá. Vì vậy, TP.HCM luôn đồng hành, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nhà đầu tư để xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.

Trong khi đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, đề án này sẽ giúp cho mỗi người dân, mỗi cơ quan tổ chức là một chủ thể sáng tạo và góp ý sáng kiến cho thành phố có đô thị thông minh thì hoạt động của chính quyền phải được giám sát có hiệu quả.

Đặc biệt, nói đến đô thị thông minh là liên quan đến tư duy. Muốn xây dựng đô thị thông minh thì chính quyền, doanh nghiệp và người dân phải thông minh. Do đó, đề án phải có giải pháp dùng chung cấp thành phố. Ngoài ra, phải dùng được các công nghệ tiên tiến nhất như internet gắn với trí tuệ nhân tạo.

Đáng chú ý, trong năm 2018, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu phải triển khai 5 công cụ dùng chung gồm xây dựng trung tâm dữ liệu tích hợp, trung tâm mô phỏng dự báo; trung tâm về an toàn mạng và điều hành; quy hoạch hạ tầng chung… Đồng thời, triển khai một số nhánh như giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh, giám sát môi trường thông minh; huy động vai trò của người dân để góp ý quá trình xây dựng đô thị thông minh.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân TP.HCM hưởng lợi gì từ đô thị thông minh?