Mo Yan, người đoạt giải Nobel Văn học năm 2012, gây sốc cho đám đông tại sự kiện mới đây khi tiết lộ rằng ông đã sử dụng ChatGPT để viết bài phát biểu ca ngợi đồng nghiệp Yu Hua.

Người đoạt giải Nobel Văn học gây sốc vì tiết lộ nhờ ChatGPT viết bài phát biểu

Sơn Vân | 19/05/2023, 13:30

Mo Yan, người đoạt giải Nobel Văn học năm 2012, gây sốc cho đám đông tại sự kiện mới đây khi tiết lộ rằng ông đã sử dụng ChatGPT để viết bài phát biểu ca ngợi đồng nghiệp Yu Hua.

mo-yan-nguoi-doat-giai-nobel-van-hoc-gay-soc-khi-he-lo-dung-chatgpt-viet-bai-phat-bieu.jpg
Mo Yan tiết lộ ChatGPT đã giúp ông tạo ra “ngàn lời khen ngợi theo phong cách Shakespeare” cho bài phát biểu tại lễ trao giải - Ảnh: Jonathan Wong

Mo Yan được biết đến với các tiểu thuyết như Red Sorghum, The Garlic BalladsThe Republic of Wine.

Theo trang SCMP, ông được chỉ định trao giải thưởng sách cho Yu Hua tại Trung tâm Vũ điệu Thượng Hải ở lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Shouhuo, tạp chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bối cảnh văn học Trung Quốc.

Không khí trở nên sôi động khi hai ngôi sao văn học, vừa là bạn vừa là đối thủ, bước lên sân khấu.

Người nhận được giải thưởng này thực sự đáng nể và tất nhiên, cậu ấy cũng là bạn tốt của tôi. Cậu ấy thật phi thường, vì vậy tôi cũng phải như vậy. Mấy ngày trước, tôi định viết lời khen cho cậu ấy theo truyền thống, nhưng tôi loay hoay mấy ngày mà không nghĩ ra được gì. Vì vậy, tôi đã nhờ một nghiên cứu sinh giúp tôi bằng cách sử dụng ChatGPT”, Mo Yan chia sẻ thêm.

Có thể nghe thấy tiếng thở dài từ khán giả khi người đoạt giải Nobel Văn học năm 2012, nổi tiếng với những miêu tả sống động về cuộc sống nông thôn ở Trung Quốc, thừa nhận lời khen ngợi của ông dành cho Yu Hua được tạo nhờ sự trợ giúp của ChatGPT.

Mo Yan cho biết ông đã đưa cho sinh viên danh sách các từ khóa bao gồm tiêu đề hai cuốn sách của Yu Hua là To LiveWencheng, cũng như cụm từ “nhổ răng”, ám chỉ đến việc Yu Hua từng làm nha sĩ.

Không rõ sinh viên của Mo Yan sử dụng ChatGPT như thế nào, nhưng có khả năng anh đã nhập các cụm từ vào chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) này. Sau đó, ChatGPT tạo ra lời khen dựa trên gợi ý của sinh viên.

Mo Yan nói: “Ngay lập tức, ChatGPT đã tạo ra hơn một ngàn lời khen ngợi theo phong cách Shakespeare”.

Mo Yan là người đoạt giải Nobel đầu tiên thừa nhận công khai sử dụng AI để trợ giúp viết lách. Thế nhưng, Mo Yan nhấn mạnh rằng ông đã tự viết tất cả tiểu thuyết của mình. Mo Yan nói rằng có thể sẽ tiếp tục làm như vậy thích sức mạnh của việc viết lách.

Khi đang viết, bạn có thể thể hiện năng lực, trí tưởng tượng và tư duy. Khi đặt bút xuống, bạn là một người khác”, ông cho hay.

Ngoài ra, Mo Yan nói thêm rằng việc viết lách cho phép ông khám phá những bản sắc và quan điểm khác nhau, thường theo cách tốt hơn hiện thực.

mo-yan-nguoi-doat-giai-nobel-van-hoc-gay-soc-khi-he-lo-dung-chatgpt-viet-bai-phat-bieu1.jpg
Mo Yan (trái) và Yu Hua (phải) tại sự kiện - Ảnh: Weibo

Không bình luận về việc sử dụng ChatGPT nhưng Yu Hua không đồng quan điểm với Mo Yan về chuyện này. Mo Yan cho rằng trong khi văn học có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về trải nghiệm con người và đưa ra cách thức khám phá các vấn đề phức tạp, cuối cùng nó vẫn bị giới hạn bởi hiện thực.

Văn học không thể vượt qua hiện thực, và hiện thực sẽ luôn bao quát hơn văn học”, Yu Hua nói.

Yu Hua từng viết tiểu thuyết về cuộc đấu tranh của người dân Trung Quốc bình thường và tác động của thay đổi chính trị, xã hội lên cuộc sống họ.

Cả hai nhà văn đều nổi lên trong những năm 1980 và 1990 như phần của thế hệ tác giả Trung Quốc mới, những người khám phá các chủ đề và phong cách mới. Họ được liên kết với phong trào văn học được gọi là “văn học vết thương", tập trung vào những tổn thương và biến động của lịch sử Trung Quốc gần đây.

Đoạn video về sự kiện này nhanh chóng xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc, gây ra cuộc thảo luận sôi nổi. Nhiều người ấn tượng trước sự cởi mở của Mo Yan trong việc khám phá các công nghệ và công cụ mới để hỗ trợ quá trình sáng tạo, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về tiềm năng của AI trong việc giúp các nhà văn tạo ra ý tưởng và hoàn thiện tác phẩm của họ.

Thế nhưng, một số người dùng Weibo đề nghị Mo Yan và các đồng nghiệp của ông nên tham khảo ý kiến ​​luật sư trước khi sử dụng ChatGPT.

OpenAI vẫn chưa cung cấp ChatGPT ở Trung Quốc. Một số người cho biết có thể Mo Yan đã vi phạm điều khoản dịch vụ của OpenAI khi sử dụng nền tảng này ở Trung Quốc. Họ cảnh báo điều đó có thể dẫn đến hành động pháp lý mà OpenAI sẽ thực hiện với ông.

Trang SCMP đã liên hệ với OpenAI để nhận bình luận về vấn đề trên.

Chính phủ Trung Quốc cũng cấm sử dụng VPN (mạng riêng ảo), ứng dụng cần thiết để truy cập ChatGPT từ Trung Quốc, như một cách kiểm soát quyền truy cập vào thông tin được cho là không phù hợp hoặc nhạy cảm.

Nếu bị phát hiện sử dụng VPN để truy cập ChatGPT, Mo Yan hoặc sinh viên của ông có thể phải đối mặt với các hình phạt như phạt tiền hoặc phạt tù.

Ai đó có thể gọi cảnh sát”, một người dùng Weibo viết.

Người đoạt giải Nobel Kinh tế: ChatGPT mở ra viễn cảnh chỉ làm việc 4 ngày/tuần

Theo một nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, cuộc cách mạng với ChatGPT mở ra cơ hội cho một tuần làm việc chỉ 4 ngày nhờ tăng năng suất lớn cho rất nhiều công việc.

Christopher Pissarides, giáo sư tại Trường Kinh tế London (Anh) chuyên nghiên cứu về tác động của tự động hóa với công việc, cho biết thị trường lao động có thể thích ứng đủ nhanh với các chatbot được trang bị AI. Nhận xét của ông làm giảm bớt lo ngại rằng những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ AI có thể dẫn đến tình trạng mất việc làm hàng loạt.

"Tôi rất lạc quan rằng chúng ta có thể tăng năng suất. Chúng ta có thể nâng cao tốt hơn về mặt tinh thần từ công việc và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Chúng ta có thể dễ dàng chuyển sang làm việc 4 ngày một tuần", Christopher Pissarides nói trong cuộc phỏng vấn tại một hội nghị ở thành phố Glasgow (Scotland).

Các chatbot AI, chẳng hạn ChatGPT hay Google Bard, đã được ca ngợi là công nghệ có tiềm năng giúp bùng nổ năng suất nhưng cũng làm mất đi hàng trăm triệu việc làm của giới văn phòng.

Christopher Pissarides trước đây điều tra tác động của tự động hóa với công việc thông qua báo cáo "Pissarides Review into the Future of Work and Wellbeing". Ông đã giành được giải thưởng Nobel Kinh tế 2010 nhờ công trình nghiên cứu về những xung đột của thị trường lao động.

Vị giáo sư nói rằng chatbot AI vẫn có thể bị lạm dụng, chẳng hạn như được sử dụng cho giám sát hoặc xâm phạm quyền riêng tư, song ông nói nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn về năng suất nếu được sử dụng tốt. “Chatbot AI có thể loại bỏ rất nhiều thứ nhàm chán mà chúng ta làm ở công ty, còn các điều thú vị sẽ được giữ lại để con người thực hiện”, ông nhận định.

Christopher Pissarides nói thêm rằng, quá trình chuyển đổi trong công việc với người lao động sẽ bớt khó khăn hơn nếu các công ty áp dụng chatbot AI chậm rãi, dù công nghệ “đang phát triển nhanh chóng”.

Một số người lo lắng về tác động mà AI có thể gây ra với xã hội. Hơn 1.800 chuyên gia, gồm cả Elon Musk, đã ký thư mở kêu gọi tạm ngừng huấn luyện các hệ thống AI mạnh hơn GPT-4 của OpenAI.

Christopher Pissarides nhận xét: “Không có giới hạn nào về số lượng công việc mà nhân loại có thể tạo ra nếu họ thực sự muốn làm. Chatbot AI sẽ mất nhiều thời gian để có tác động thực sự đến nền kinh tế, xã hội và trong suốt thời gian đó, con người sẽ thích nghi với sự thay đổi này. Những gì bạn cần trong lần điều chỉnh này về cơ bản là nâng cao kỹ năng”.

Những lời nhận định của người đoạt giải Nobel Kinh tế đến sau báo cáo từ ngân hàng đầu tư nổi tiếng Goldman Sachs (Mỹ), ước tính có 300 triệu công việc ở Mỹ và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng bởi các generative AI như ChatGPT.

Bài liên quan
Cảnh sát Trung Quốc lần đầu bắt giữ công khai người dùng ChatGPT tạo tin giả: Có thể đi tù 10 năm
5 tháng sau khi ChatGPT trở nên phổ biến vì khả năng tạo ra văn bản giống con người, cảnh sát Trung Quốc đã lần đầu tiến hành bắt giữ công khai người lạm dụng chatbot AI của OpenAI (Mỹ).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đoạt giải Nobel Văn học gây sốc vì tiết lộ nhờ ChatGPT viết bài phát biểu