Những chiếc túi xách hàng hiệu có giá cả tỷ đồng, đôi giày đế đỏ Louboutin huyền thoại hay tấm áo khoác lông thú chính hiệu không còn là “thước đo đẳng cấp” của giới người giàu Trung Quốc nữa. Giờ đây, để chứng tỏ gia thế và tiềm lực tài chính hùng mạnh, dân thượng lưu nước này đua nhau “đắp” lên mình thứ trang sức tinh tế hơn rất nhiều, ấy là “phong thái quý tộc” châu Âu chính hiệu. Chẳng thế mà những lớp dạy cách cư xử thời thượng này luôn kín học viên bất chấp học phí “cắt cổ” đến mức nào..

Người giàu Trung Quốc chi “núi tiền” học làm quý tộc

Một Thế Giới | 02/12/2014, 10:43

Những chiếc túi xách hàng hiệu có giá cả tỷ đồng, đôi giày đế đỏ Louboutin huyền thoại hay tấm áo khoác lông thú chính hiệu không còn là “thước đo đẳng cấp” của giới người giàu Trung Quốc nữa. Giờ đây, để chứng tỏ gia thế và tiềm lực tài chính hùng mạnh, dân thượng lưu nước này đua nhau “đắp” lên mình thứ trang sức tinh tế hơn rất nhiều, ấy là “phong thái quý tộc” châu Âu chính hiệu. Chẳng thế mà những lớp dạy cách cư xử thời thượng này luôn kín học viên bất chấp học phí “cắt cổ” đến mức nào..

Bỏ hàng trăm triệu để học cách khuấy trà, bắt tay, thắt cà vạt…

“Các quý cô có biết cách dùng thìa khuấy tách trà không?” Hai cô gái trẻ, một người 23 tuổi và một người 19 tuổi, ngẩn người trên chiếc ghế sofa xinh đẹp trong căn phòng nằm mãi tầng 31 của khách sạn sang trọng ngay trung tâm thủ đô Bắc Kinh, nhìn xuống công viên Nhật Đàn và Đại lộ Trường An.
Cả hai đều đang ngồi hết sức duyên dáng – đầu gối khép chặt, chân vắt chéo nơi mắt cá chứ không phải trên đùi – theo đúng những gì mới được hướng dẫn. Mỗi người ôm khư khư một cuốn ghi chép. Với tay gắp vài viên đường, hai cô nhẹ nhàng thả vào tách trà viền vàng yểu điệu. 
Rồi những tiếng lanh canh khe khẽ vang lên khi chiếc thì nhỏ va vào thành sứ cao cấp. “Hai bạn đều khuấy sai rồi. Phải từ trước ra sau, chứ không phải khuấy vòng tròn như thế”, Sara Jane Ho, cô giáo của họ nói, “Và không một tiếng động. Hãy nhớ này các quý cô, không được tạo ra tiếng động”.
Hai cô học trò, Jocelyn và Joyce (tên thật của học viên đã được thay đổi), ngoan ngoãn gật đầu  và nhanh nhẹn ghi chép vào cuốn sổ của mình.
Họ đang tham gia vào khóa học có tên gọi nôm na là “Ra mắt”, kéo dài 10 ngày, tại học viện Sarita mới mở ở Bắc Kinh của cô giáo Sara Jane Ho. 
Ngôi trường thời thượng này dạy giới người giàu Trung Quốc nghi lễ của quý tộc phương Tây, từ các ứng xử xã hội cho tới cách tổ chức những bữa tiệc xa hoa và thậm chí luyện luôn cho họ cách phát âm chuẩn tên gọi của các thương hiệu siêu cao cấp kiểu như Louis Vuitton. 
Phần lớn học viên trong lớp của cô giáo họ Ho này đều là phụ nữ, rất nhiều trong đó là nữ doanh nhân thành đạt hay chủ tịch tập đoàn. Các lớp học ở đây khá đa dạng, thỏa mãn đủ mọi nhu cầu của học viên, nhưng học phí thì chẳng có lớp nào là dễ thở cả.
20.000 nhân dân tệ (gần 70 triệu đồng tiền Việt) cho khóa “Nghi thức ăn uống” kéo dài… 2 ngày và 100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng) cho khóa “Tiếp đãi khách khứa” kéo dài 12 ngày.
Nguoi giau Trung Quoc
 Một buổi học của học viện "thượng lưu"
Toàn cầu hóa kéo theo việc dễ dàng hơn khi đi ra nước ngoài, nhu cầu mở rộng kinh doanh sang thị trường châu Âu và nhất là tư tưởng “sính ngoại”, thích thú với lối sống, phong cách phương Tây là nguyên nhân khiến giới trung lưu và thượng lưu Trung Quốc háo hức “tầm sư học đạo”.
“Trước kia, người giàu ở đây chỉ chăm chăm đi mua hàng hiệu để khẳng định đẳng cấp, nhưng giờ họ biết rằng chỉ có tri thức và phong cách sống mới làm nên khác biệt thực sự”, James Hebbert, giám đốc điều hành học viện Seatton chuyên về văn hóa và nghi thức Anh Quốc cho biết. Ông đã đi khắp các thành phố của lớn của Trung Quốc để dạy từ cách bắt tay chuẩn cho tới cách thắt cà vạt, cách sử dụng dao dĩa, giao tiếp bằng ánh mắt và quy tắc ăn mặc cho bất cứ sự kiện nào. 
“Người Hoa không muốn bị mất mặt khi đi công tác hoặc đi du lịch nước ngoài”. Trung Quốc xếp thứ 2 trong danh sách các quốc gia có nhiều triệu phú nhất trên thế giới. Theo thống kê của Tập đoàn tư vấn Boston, năm 2013, số triệu phú nước này là 2,4 triệu người, tăng đáng kể so với 1,5 triệu người vào năm 2012.
 Kinh tế càng phát triển thì người ta càng có nhiều thời gian và tiền bạc để phục vụ cho khát vọng khẳng định mình. “Hiện tượng này thường thấy ở các nước đang phát triển – người ra trải qua 1 giai đoạn gọi là “lấp lánh” (ý chỉ những người mới giàu thích khoe mẽ ra ngoài bằng cách “chất” lên người thật nhiều hàng hiệu và đồ trang sức lấp lánh) nhưng sau đó họ chuyển sang cấp độ nhận thức cao hơn về cái thực sự gọi là “quý tộc”. James Hebbert tiếp tục chia sẻ.

Chuẩn mực của xã hội thượng lưu

Học viện Sarita do cô giáo Sara Jane Ho sáng lập cho đến nay vẫn là “trường dạy làm quý tộc” được giới nhà giàu Trung Quốc tin tưởng nhất. Sarita có trụ sở chính ở Bắc Kinh và cơ Sara trực tiếp đứng lớp 2 khóa học là khóa “Tiếp đãi khách khứa” dành cho phụ nữ đã có gia đình và khóa “Ra mắt” dành cho các cô gái trẻ.
“Học sinh của tôi toàn là những người đã mua được túi Hermes từ 10 năm trước. Giờ đây hộ cố gắng rèn luyện bản thân để vươn tới chuẩn mực cao hơn và vì những khát vọng sâu xa hơn”. Sara Jane Ho cho biết.
Tại lớp học “Tiếp đãi khách khứa”, những phụ nữ sắc xảo nơi thương trường ngoan ngoãn tập “nghi thức xã giao của xã hội thượng lưu”, từ cách tổ chức một bữa tiệc tối tại nhà cho tới cách cư xử chuẩn mực tại các nhà hàng sang trọng. 
Trọng điểm của khóa học này là rèn luyện cách trò chuyện với khách. “Là chủ nhà, bạn phải dẫn dắt câu chuyện sao cho ai ai cũng có cơ hội tỏa sáng”, cô giáo Ho giải thích, “Nếu không phải là người hoạt ngôn thì bạn có thể chuẩn bị sẵn từ trước 1 số câu hỏi và đề tài hấp dẫn để lần lượt đưa ra khi cần thiết”. Các bài học cô giáo Sara Jane Ho trái ngược với cách trò chuyện truyền thống của người Trung Quốc (thường bị phương Tây coi là quá tọc mạch vào đời tư). 
Trong khi đó khóa “Ra mắt” kéo dài 10 ngày lại dành riêng cho các cô gái trẻ chưa chồng, tuổi từ 18 trở lên. Lớp học này tập trung vào các quy tắc ứng xử khi hẹn hò, cách giới thiệu bản thân, cách trò chuyện và các mẹo ăn mặc sao cho vừa sang trọng vừa gợi cảm. 
Cô giáo Sara Jane Ho năm nay 27 tuổi, người gốc Hồng Kong nhưng đã theo học trường nội trú ở nước ngoài từ khi còn nhỏ, sau này lại tốt nghiệp đại học Harvard danh tiếng. Lí lịch long lanh này là ưu thế đặc biệt khiến lớp học của cô càng thêm phần hấp dẫn đối với khách hàng.
“Học viên của chúng tôi đều là các nhà lãnh đạo, các ông bà chủ trong “đế chế kinh doanh” của riêng mình vì thế để được họ tôn trọng và tin tưởng đâu phải dễ. Các giáo viên của chúng tôi đều có xuất thân không hề tầm thường chút nào. Họ cũng sống trong xã hội thượng lưu hệt như những học viên của mình, vì vậy họ hiểu học viên cần gì, cái gì thiết thực cái gì thừa thãi”, Sara Ho giải thích.
Những bậc cha mẹ Trung Quốc giàu có ngày nay đua nhau gửi con ra nước ngoài du học, nhỏ thì nội trú, lớn thì cao đẳng, đại học... Họ sẽ làm tất cả để chuẩn bị cho bọn trẻ có thể hòa nhập dễ dàng và được coi trọng ở môi trường quốc tế. 
Học viện cảu Sara Ho còn dạy cả phương pháp giáo dục con cái dành cho đối tượng là các ông bố bà mẹ giàu có này. Mới đây, nghe theo lời khuyên của cô giáo một nhóm phụ huynh sốt sắng đã bay sang tận Bỉ để chọn mua ngựa cho những đứa trẻ mới chừng 10 tuổi, với hy vọng chúng sẽ cưỡi ngựa ngồi chẳng kém gì con nhà quý tộc Châu Âu gốc. “Bọn trẻ cần điều đó để được nhận vào những ngôi trường danh tiếng nhất”, họ nói.

Yến Phương/Theo Đang yêu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người giàu Trung Quốc chi “núi tiền” học làm quý tộc