Hầu hết người Mỹ coi Trung Quốc, không phải Nga hay bất kỳ quốc gia nào khác, là mối đe dọa hàng đầu mà Mỹ phải đối mặt. Đây là kết quả một cuộc thăm dò mới được công bố bởi Viện Ronald Reagan.

Người Mỹ hết coi Nga là mối đe dọa số 1 mà chuyển hướng sang Trung Quốc

Anh Tú | 01/12/2021, 11:20

Hầu hết người Mỹ coi Trung Quốc, không phải Nga hay bất kỳ quốc gia nào khác, là mối đe dọa hàng đầu mà Mỹ phải đối mặt. Đây là kết quả một cuộc thăm dò mới được công bố bởi Viện Ronald Reagan.

Cuộc thăm dò được thực hiện cho Khảo sát Quốc phòng Reagan năm nay, với việc viện so sánh kết quả với cách người Mỹ nhìn nhận so sánh với nhiều vấn đề trong năm 2018

"Lần đầu tiên trong cuộc khảo sát của chúng tôi, phần lớn người dân Mỹ xác định một quốc gia duy nhất là mối đe dọa lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt: Trung Quốc. 52% người Mỹ nêu tên Trung Quốc khi được hỏi họ coi quốc gia nào là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ, trong khi chỉ 14% số người được khảo sát nói rằng mối nguy hiểm lớn nhất là Nga.

Trước Thế vận hội mùa đông, đa số người Mỹ kêu gọi doanh nghiệp tẩy chay đối với Trung Quốc. Họ kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ sẽ từ chối tài trợ hoặc quảng cáo. Gần một nửa - 47% - ủng hộ một cuộc tẩy chay toàn diện.

Nếu ngược lại 3 năm trước, vào năm 2018, chỉ có 21% coi Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu, trong khi 30% cho rằng Nga. Năm 2021, Trung Quốc trở thành mối lo chung của cả hai đảng, khi 44% đảng viên Dân chủ coi Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất, trong khi số đảng viên Cộng hòa nói như vậy còn nhiều hơn: 64%. Đối với các đảng viên Dân chủ, có một mức tăng đột biến đối với mối lo Trung Quốc vì hòi đầu tháng 2 năm nay, khi Joe Biden bắt đầu triều đại, chỉ 20% số người từ đảng Dân chủ coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất.

"Người Mỹ cũng bắt đầu nhận ra bản chất nhiều mặt của thách thức Trung Quốc", báo cáo của viện cho biết, đồng thời chỉ ra sự chia rẽ khá đồng đều khi nói đến điều mà mọi người coi là mối quan tâm lớn nhất liên quan đến Trung Quốc. Trong số những người tham gia cuộc thăm dò ý kiến về mối lo ngại với Bắc Kinh, 20% cho biết các hoạt động thương mại và kinh tế của Trung Quốc, 19% nói rằng sự phát triển quân sự của PLA và 17% cho rằng vi phạm nhân quyền.

Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều coi yếu tố kinh tế là nguyên nhân số một khiến họ lo ngại, nhưng trong khi Đảng Cộng hòa coi quân đội là mối lo ngại thứ hai thì đảng Dân chủ cho rằng vi phạm nhân quyền là vấn đề đáng quan tâm hơn.

Những lo lắng đó đi đôi với lo sợ về một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng giữa Mỹ và Trung Quốc, vì 71% người Mỹ cho biết họ lo ngại về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra. Nỗi sợ hãi đó được chia sẻ bởi đa số người đến từ cả hai đảng, khi 66% đảng viên Dân chủ đồng ý với điều này, 79% đảng viên Cộng hòa cũng vậy.

Gần đây, một cựu quan chức chính quyền Reagan, Michael Sekora, nói với Fox News rằng ông tin Mỹ sẽ không thể bắt kịp Trung Quốc về mặt công nghệ, cho dù có đổ bao nhiêu tiền vào nghiên cứu và phát triển, cho đến khi chính quyền Biden thông qua một chiến lược công nghệ quốc gia khác. Ông nói, hiện tại, Mỹ sử dụng kế hoạch dựa trên tài chính, mà theo ông là "Chúng tôi sẽ tiêu nhiều tiền hơn họ" và theo Sekora, "Đó chính xác là những gì Trung Quốc muốn".

my-trung.jpg
Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua công nghệ quân sự - Ảnh minh họa

Thay vào đó, Sekora vốn là cựu quan chức Cơ quan Tình báo Quốc phòng cho biết Mỹ phải sử dụng quy hoạch dựa trên công nghệ, mà các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ đã sử dụng để phát triển với tốc độ khủng khiếp.

Thành viên hàng đầu của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, dân biểu đảng Cộng hòa đến từ bang Alabama Mike Rogers tán thành điều này. Ông Rogers nói trên Fox News rằng chiến lược dựa trên công nghệ là chìa khóa để cải thiện khả năng phòng thủ, trong khi việc lập kế hoạch dựa trên tài chính có thể cản trở tiến độ.

Dân biểu từ bang Alabama nói: "Việc ra quyết định dựa trên công nghệ là một phần thiết yếu trong quá trình hiện đại hóa quốc phòng của chúng ta. Các biện pháp kích thích hiện tại ở Lầu Năm Góc ít dẫn đến đổi mới và mang nặng tính quan liêu. Hiện ngay cả một thử nghiệm thất bại đối với một công nghệ mới cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự nghiệp của các sĩ quan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Mỹ hết coi Nga là mối đe dọa số 1 mà chuyển hướng sang Trung Quốc