Những người nhiễm biến thể Omicron ban đầu (BA.1), được xác định ở châu Phi vào tháng 11.2021, có thể dễ tái nhiễm phiên bản Omicron sau này ngay cả khi đã tiêm vắc xin và nhận mũi tăng cường.

Người nhiễm Omicron BA.1 đã tiêm 3 mũi vắc xin vẫn có thể nhiễm BA.2.12.1, BA.4, BA.5

Sơn Vân | 18/06/2022, 11:06

Những người nhiễm biến thể Omicron ban đầu (BA.1), được xác định ở châu Phi vào tháng 11.2021, có thể dễ tái nhiễm phiên bản Omicron sau này ngay cả khi đã tiêm vắc xin và nhận mũi tăng cường.

Người được tiêm vắc xin nhiễm Omicron BA.1 đã phát triển các kháng thể có thể vô hiệu hóa biến thể đó cùng chủng SARS-CoV-2 ban đầu, nhưng các dòng phụ Omicron đang lưu hành có các đột biến để tránh kháng thể đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa tin hôm 17.6 trên Tạp chí Nature.

Omicron BA.2.12.1 (đang gây ra hầu hết ca mắc COVID-19 ở Mỹ), BA.4 và BA.5 (hiện chiếm hơn 21% các ca mới tại Mỹ) chứa các đột biến không có trong BA.1 và BA.2.

Đáng chú ý là ba dòng phụ mới hơn vẫn tránh được các kháng thể trung hòa do nhiễm SARS-CoV-2 và nhờ tiêm vắc xin, các nhà nghiên cứu phát hiện điều này trong các thí nghiệm trong ống nghiệm.

Các thí nghiệm cũng cho thấy những loại thuốc kháng thể đơn dòng bebtelovimab của Eli Lilly và cilgavimab, một thành phần của kháng thể đơn dòng Evusheld do AstraZeneca sản xuất, vẫn có thể vô hiệu hóa hiệu quả BA.2.12.1, BA.4 và BA.5.

BA.2.12.1, BA.4 và BA.5 không chỉ tránh được kháng thể tốt hơn mà còn lây truyền mạnh hơn so với BA.1 hay BA.2.

Nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các loại vắc xin tăng cường nhắm đến BA.1, chẳng hạn loại đang được Pfizer-BioNTech và Moderna phát triển, "có thể không đạt được khả năng bảo vệ phổ rộng với các biến thể Omicron mới".

Nghiên cứu trước đây, chưa trải qua đánh giá đồng cấp, gợi ý rằng những người chưa được tiêm vắc xin nhiễm Omicron không có khả năng phát triển đáp ứng miễn dịch giúp bảo vệ chống lại các biến thể SARS-CoV-2 khác.

"Thành kiến ​​cá nhân của tôi là vắc xin đặc trị Omicron dù có một số lợi ích, nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ mang lại lợi ích nhỏ so với việc duy trì các vắc xin và mũi tăng cường hiện có. Bất chấp việc né tránh miễn dịch, kỳ vọng có thể là vắc xin vẫn bảo vệ chống lại bệnh hiểm nghèo. Nếu đến hạn tiêm mũi tăng cường, hãy tiêm nhắc lại. Những gì chúng tôi đã học được: Điều quan trọng nhất là phải luôn cập nhật vắc xin để duy trì mức độ cao của kháng thể COVID-19 lưu thông trong máu”, theo tiến sĩ Onyema Ogbuagu và các nhà nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Yale (thành phố New Haven, bang Connecticut, Mỹ).

Adolfo Garcia-Sastre, nhà nghiên cứu vi sinh vật học và các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Icahn ở Bệnh viện Mount Sinai (thành phố New York, Mỹ), cho rằng có thể thấy hiệu quả bảo vệ tốt hơn ở các loại vắc xin nhắm vào nhiều biến thể SARS-CoV-2 hoặc vắc xin xịt qua mũi để tăng khả năng tránh nhiễm vi rút và lây truyền bằng cách tạo ra khả năng miễn dịch trong niêm mạc mũi, nơi SARS-CoV-2 xâm nhập đầu tiên.

Không tham gia vào nghiên cứu trên, Garcia-Sastre nói vào thời điểm một loại vắc xin dành riêng cho biến thể SARS-CoV-2 nào đó có sẵn thì một chủng mới có thể đã chiếm ưu thế.

nguoi-nhiem-omicron-ba1-tiem-3-mui-vac-xin-van-co-the-nhiem-ba2121-ba4-ba5.jpg
Người nhiễm Omicron BA.1 đã tiêm 3 mũi vắc xin vẫn có thể nhiễm BA.4 và BA.5, hiện chiếm hơn 21% các ca mắc COVID-19 mới tại Mỹ

Ban cố vấn WHO ủng hộ dùng vắc xin nhắm đến Omicron làm mũi tăng cường

Nhóm cố vấn kỹ thuật thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một loại vắc xin được sửa đổi nhắm đến biến thể Omicron có thể được sử dụng như một mũi tăng cường để mở rộng khả năng miễn dịch.

Ủy ban của WHO về thành phần vắc xin COVID-19 cho biết một loại vắc xin được điều chỉnh theo biến thể như vậy có thể mang lại lợi ích cho những người đã tiêm loạt mũi chính.

WHO có thể xem xét sử dụng vắc xin này trên toàn cầu sau khi cấp phép khẩn cấp hoặc có sự chấp thuận từ cơ quan quản lý các quốc gia.

Moderna và Pfizer đang phát triển loại vắc xin tăng cường thế hệ tiếp theo tiềm năng nhắm vào cả biến thể Omicron cũng như chủng SARS-CoV-2 ban đầu.

Moderna tuần trước cho biết phiên bản vắc xin mới của họ đã tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại Omicron tốt hơn so với vắc xin ban đầu. Trong khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu tuần này đã bắt đầu xem xét các loại vắc xin COVID-19 được điều chỉnh theo biến thể của Moderna và Pfizer.

Moderna: Vắc xin COVID-19 mới tăng kháng thể lên mức có thể chỉ cần tiêm 1 lần/năm

Vắc xin COVID-19 mới của Moderna được cho là tăng mức độ kháng thể chống lại Omicron gấp 8 lần trong 4 tuần đầu tiên sau khi tiêm.

Theo kết quả thử nghiệm ban đầu, phiên bản cập nhật vắc xin Moderna tăng gấp 8 lần mức độ kháng thể chống lại biến thể Omicron, làm dấy lên hy vọng về một đợt tiêm tăng cường mỗi năm một lần để bảo vệ chống lại COVID-19.

Đây là vắc xin COVID-19 công thức lưỡng trị (hóa trị hai) đầu tiên kết hợp bảo vệ chống lại Omicron và chủng SARS-CoV-2 ban đầu, đồng thời là ứng cử viên hàng đầu cho các chương trình tiêm tăng cường vào mùa thu sắp tới.

Tiến sĩ Paul Burton, Giám đốc Y tế Moderna, cho biết vắc xin mới đã nâng kháng thể lên đến mức có thể đủ cho một lần tiêm nhắc lại mỗi năm, trừ khi một biến thể SARS-CoV-2 khác yêu cầu vắc xin phải được thiết kế lại lần nữa.

Ông chia sẻ: “Dữ liệu chúng tôi thể hiện ngày hôm nay thực sự quan trọng vì nhận được đáp ứng kháng thể thực sự mạnh mẽ chống lại Omicron. Lần đầu tiên chúng tôi thực sự có thể xem xét tiềm năng của việc tiêm vắc xin COVID-19 tăng cường chỉ một lần trong một năm, bởi chúng tôi có thể đưa người dân lên cấp độ cao đến mức kháng thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để suy giảm”.

Vắc xin mới của Moderna, được gọi là mRNA1273.214, kết hợp 25 microgram vắc xin COVID-19 ban đầu với 25 microgram vắc xin nhắm mục tiêu cụ thể vào biến thể Omicron. Trong thử nghiệm giai đoạn 2/3, vắc xin 50 microgram của Moderna đã được tiêm cho 437 người từng nhận 2 liều chính và 1 mũi nhắc lại của vắc xin Moderna ban đầu.

Moderna chưa công bố dữ liệu đầy đủ từ cuộc thử nghiệm, nhưng theo một thông cáo báo chí, ở những người được tiêm vắc xin mới (liều thứ tư), mức kháng thể chống lại Omicron đã tăng gấp 8 lần trong 4 tuần đầu tiên.

Khoảng 1/4 những người tham gia thử nghiệm trước đây đã nhiễm SARS-CoV-2 và trong những trường hợp này, mức độ kháng thể còn tăng cao hơn nữa. Tiến sĩ Paul Burton cho biết mức độ kháng thể trên 400 đơn vị dường như đủ để ngăn ngừa nhiễm SARS-CoV-2 và trong thử nghiệm, mức này tăng lên đến 6.000 ở những người chưa mắc COVID-19 trước đó và lên 9.500 ở những người từng nhiễm SARS-CoV-2.

Tiến sĩ Paul Burton cho biết: “Cả hai nhóm đều có mức độ kháng thể tăng rất tốt, nhanh chóng và mạnh mẽ”.

BA.1 xuất hiện vào cuối năm ngoái và làm bùng phát dịch COVID-19 trên khắp thế giới. Dù ít nghiêm trọng hơn so với một số biến thể SARS-CoV-2 trước đây, khả năng lây truyền cao của Omicron đồng nghĩa là nó vẫn có thể làm gia tăng các trường hợp nhập viện và tử vong, gây áp lực lớn lên các hệ thống y tế.

Kể từ khi làn sóng dịch Omicron đầu tiên quét qua Vương quốc Anh vào tháng 12 và tháng 1.2022, các biến thể phụ đã xuất hiện và thậm chí có khả năng lây truyền mạnh hơn. Sau đợt dịch Omicron BA.2 vào mùa xuân, hai biến thể khác là BA.4 và BA.5 bắt đầu chiếm ưu thế.

Vắc xin lưỡng trị của Moderna nhắm mục tiêu vào biến thể BA.1. Thế nhưng, Paul Burton nói rằng ngay cả khi có sự giảm khả năng chống lại các biến thể Omicron phụ gần đây hơn, vắc xin mới vẫn phải cung cấp khả năng bảo vệ lâu dài trước COVID-19. “Tôi cảm thấy tự tin rằng nó sẽ chống lại gia đình Omicron ngay lúc này”, ông nói.

Bài liên quan
Nghiên cứu đầu tiên về di chứng hậu COVID-19 ở người nhiễm Omicron so với các biến thể khác
Những ai nhiễm Omicron có thể ít bị phát triển triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn người nhiễm các biến thể khác, tác giả nghiên cứu mới ở Nhật Bản kết luận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người nhiễm Omicron BA.1 đã tiêm 3 mũi vắc xin vẫn có thể nhiễm BA.2.12.1, BA.4, BA.5