Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, các bác sĩ yêu cầu chuyển lên tuyến trên để can thiệp vì ở đây vượt khả năng chuyên môn nhưng gia đình xin cho ở lại vì không có tiền, chấp nhận chờ chết, nhưng bất ngờ được cứu sống.

Người phụ nữ bị đột quỵ không có tiền chuyển viện bất ngờ được cứu sống

Hồ Quang | 15/11/2018, 17:47

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, các bác sĩ yêu cầu chuyển lên tuyến trên để can thiệp vì ở đây vượt khả năng chuyên môn nhưng gia đình xin cho ở lại vì không có tiền, chấp nhận chờ chết, nhưng bất ngờ được cứu sống.

Chị N.T.K.E. (49 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) bất ngờ khó thở, lập tức người nhà chuyển ngay đến Bệnh viện quận 11. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, diễn tiến suy tim rất nặng.

Sau đó, bệnh nhân được xác định là nhồi máu cơ tim cấp thành trước rộng giờ thứ 1. Với tình trạng bệnh nằm ngoài khả năng chuyên môn của các bác sĩ ở đây, bệnh viện quyết định chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để được can thiệp.

Lúc này gia đình bệnh nhân E. xin cho chị được ở lại bệnh việnvì gia đình không có điều kiện tiền bạc để chuyển lên tuyến trên điều trị.

“Bác sĩ nói chuyển lên tuyến trên đểchụp mạch vành và can thiệp mạch vành cấp cứu trong giờ vàng để cứu mạng cơ tim. Nhưng gia đình tui nghèo lắm, lấy đâu ra tiền mà làm các kỹ thuật cao nên gia đình xin các bác sĩ cho ở lại bệnh viện, may thì sống còn không thì chết, chứ biết làm sao”, người nhà chị E. nói trong nước mắt.

Bác sĩ Phạm Quốc Dũng - Giám đốc Bệnh viện quận 11 cho biếtbệnh nhân E. được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực chống độc của bệnh viện sáng 13.11 trong tình trạng khó thở cấp tính, đột ngột do nhồi máu cơ tim cấp thành trước rộng giờ thứ 1.Thấy tình trạng nguy hiểm, nằm ngoài khả năng chuyên môn nên bệnh viện đã quyết định chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên mới có cơ hội cứu sống.

“Dù bị nhồi máu cơ tim nguy kịch, nhưng lúc này bệnh nhân vẫn còn nằm trong thời gian vàng của bệnh đột quỵ, vì mới có hơn 1 giờ đồng hồ nên chúng tôi quyết định chuyển lên bệnh viện tuyến trên để chụp mạch vành và can thiệp mạch vành cấp cứu trong giờ vàng để cứu mạng bệnhnhân”, bác sĩ Dũng nói.

Theo bác sĩ Dũng, khi có tình trạng tắc nghẽn mạch máu nuôi tim do cục máu đông, có 2 biện pháp để điều trị cấp cứu là thủ thuật xâm lấn (can thiệp mạch vành - đặt stent) hoặc dùng thuốc tiêu sợi huyết.

Tuy nhiên, lúc này gia đình chị E. cho biết không có điều kiện, không đủ khả năng để lên tuyến trên thực hiện các kỹ thuật cao.

Trước tình huống khẩn cấp, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng và bắt đầu có dấu hiệu sốc tim, êkíp bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chống độc của bệnh viện đã tiến hành sử dụng thuốc tiêu sợi huyết kịp thời để làm thông mạch máu nuôi tim, đảm bảo sự sống cho bệnh nhân. Thuốc tiêu sợi huyết là thuốc làm tan cục máu đông trong mạch máu.

“Rất may mắn, sau 3 giờ dùng thuốc, chức năng tim của bệnh nhân ổn định dần. Đến hôm nay (15.11)bệnh nhân bắt đầu tự ăn uống và tự sinh hoạt tại giường được. Hiện các nhân viên y tếvẫn đang tiếp tục theo dõi sát trường hợp này”, bác sĩ Dũng cho biết.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người phụ nữ bị đột quỵ không có tiền chuyển viện bất ngờ được cứu sống