Quốc hội đảo quốc Tuvalu (Nam Thái Bình Dương ) ngày 19.9 vừa bầu ra một Thủ tướng mới - sự thay đổi mà giới phân tích cảnh báo có thể đem lại cho Trung Quốc cơ hội làm suy yếu hơn nữa vị thế của Đài Loan ở khu vực này.

Nguy cơ Đài Loan mất thêm đối tác ngoại giao vào tay Trung Quốc

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 20/09/2019, 09:03

Quốc hội đảo quốc Tuvalu (Nam Thái Bình Dương ) ngày 19.9 vừa bầu ra một Thủ tướng mới - sự thay đổi mà giới phân tích cảnh báo có thể đem lại cho Trung Quốc cơ hội làm suy yếu hơn nữa vị thế của Đài Loan ở khu vực này.

Khả năng chính trị gia thân Đài Loan Enele Sopoaga tiếp tục nắm vị trí Thủ tướng rất lớn sau khi ông giữ được ghế qua cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tháng qua. Tuy nhiên cơ quan lập pháp Tuvalu lại quyết định chọn Kausea Natano -nhân vật chưa thể hiện rõ quan điểm -cho vị trí lãnh đạo.

Trong cuộc bỏ phiếu kín tại Quốc hội, ông Natano nhận đến 10 phiếu, còn ông Sopoaga chỉ có 6 phiếu.

Diễn biến thay đổi quyền lực ở Tuvalu đặc biệt đáng quan ngại, bởi vì chỉ ít ngày trước Đài Loan vừa mất thêm một đối tác ngoại giao là quần đảo Solomon – quốc gia quyết định đổi phe bất chấp khuyến cáo từ Mỹ.

Theo một số nhà phân tích, diễn biến nêu trên có thể là cơ hội cho giới chức Bắc Kinh thúc đẩy chiến dịch cô lập Đài Loan trên mặt trận ngoại giao.

“Sẽ không tốn nhiều tiền để khiến Tuvalu thay đổi lập trường. Đài Loan hẳn phải rất lo lắng”, chuyên gia chính sách đối ngoại Jonathan Pryke thuộc Viện Nghiên cứu Lowy cho biết.

Chính quyền Bắc Kinh từ năm 2016 đến nay đẩy mạnh nỗ lực cô lập Đài Loan trên mặt trận ngoại giao bằng cách lôi kéo số quốc gia ít ỏi từng thiếtlập quan hệ chính thức với hòn đảo tự trị. Nỗ lực có vẻ phát huy tácdụng khi lần lượt El Salvador, Cộng hòa Dominica, Burkina Faso, Panama, Sao Tome – Principe, Solomon “bỏ Đài theo Trung”.

Số đối tác ngoại giao của Đài Loan hiện chỉ còn 16 nước. Gần đây xuất hiện thông tin Trung Quốc lôi kéo Haiti.

Trung Quốc hiện đang tập trung dùng viện trợ lẫn vay tài chính hòng mở rộng ảnh hưởng tại Nam Thái Bình Dương - động thái mà Mỹ, Úc, New Zealand vô cùng lo lắng.

Trước tình hình tại Tuvalu, cơ quan đối ngoại Đài Loan lên tiếng khẳng định quan hệ giữa hai bên vẫn rất ổn định. Tân lãnh đạo Natano có liên lạc chặt chẽ với văn phòng đại diện ngoại giao Đài Loan tại Funafuti.

Quan chức đại diện ngoại giao Đài Loan tại Tuvalu Marc Su khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây là không đáng kể, sau khi chính quyền Bắc Kinh không thể lôi kéo được đảo quốc này một thập kỷ trước.

“Họ cố lôi kéo những đối tác ngoại giao của chúng tôi bằng mọi cách. Nhưng Tuvalu vẫn ổn và sẽ không bị ảnh hưởng. Quan hệ Tuvalu - Đài Loan tốt đẹp từ cấp cơ sở đến cấp lãnh đạo”, theo ông Su.

Đài Loan trong năm 2019 dự kiến đóng góp cho ngân sách Tuvalu đến 7,06 triệu USD. Ngoài các khoản viện trợ, đảo quốc Nam Thái Bình Dương còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ việc cấp phép cho tàu cá nước ngoài và tên miền quốc tế “.tv” được nhiều công ty truyền thông trả tiền để sử dụng.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ Đài Loan mất thêm đối tác ngoại giao vào tay Trung Quốc