Theo 2 nghiên cứu mới, vi rút SARS-CoV-2 có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể bệnh nhân chết do COVID-19, thậm chí còn lây sang người khác.

Nguy cơ lây lan vi rút SARS-CoV-2 từ xác chết

Đan Thuỳ | 16/12/2022, 10:52

Theo 2 nghiên cứu mới, vi rút SARS-CoV-2 có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể bệnh nhân chết do COVID-19, thậm chí còn lây sang người khác.

Nguy cơ lây nhiễm chủ yếu xảy ra với những người xử lý tử thi, chẳng hạn như nhà nghiên cứu bệnh học, pháp y, giám định viên y tế, nhân viên chăm sóc sức khỏe, và trong các môi trường như bệnh viện và viện dưỡng lão, nơi có thể xảy ra nhiều ca tử vong.

Các chuyên gia cho biết, mặc dù việc lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 từ xác chết không phải là yếu tố chính gây ra đại dịch, nhưng các thành viên trong gia đình có người qua đời bởi COVID-19 nên thận trọng.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của vi rút SARS-CoV-2 trong xác chết trong vòng 17 ngày sau khi chết. Hisako Saitoh, nhà nghiên cứu tại Đại học Chiba (Nhật Bản), người đã công bố 2 nghiên cứu gần đây về hiện tượng này, đã chỉ ra rằng xác chết có thể mang một lượng đáng kể vi rút và còn có thể có nguy cơ lây nhiễm.

d41586-020-00154-w_17918214.jpeg

Nghiên cứu vẫn chưa được xem xét để công bố trên một tạp chí khoa học, nhưng các chuyên gia cho rằng kết quả rất thuyết phục. 

Tiến sĩ Saitoh và các nhà khoa học khác nhấn mạnh, nguy cơ một bệnh nhân sống lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 lớn hơn nhiều so với khả năng lây nhiễm từ xác chết.

Vào tháng 7.2020, chính phủ Nhật Bản kêu gọi các thành viên trong gia đình có người chết vì COVID-19 giữ khoảng cách với thi thể người chết và không chạm vào họ hoặc thậm chí là nhìn họ. Các quan chức y tế cũng đề nghị niêm phong xác chết trong túi không thấm nước và hỏa táng trong vòng 24 giờ.

Các hướng dẫn đã được sửa đổi vào tháng 5.2022 để cho phép các thành viên trong gia đình gặp những người thân yêu đã chết lần cuối, nhưng "trong một phòng được kiểm soát lây nhiễm một cách thích hợp". 

Song những hướng dẫn đó một phần đã thôi thúc tiến sĩ Saitoh khám phá điều gì xảy ra với vi rút trong cơ thể sau khi chết. Ông và các đồng nghiệp đã xem xét các mẫu từ mũi và phổi của 11 người đã chết vì COVID-19 và phát hiện ra rằng một lượng lớn vi rút vẫn tồn tại ở 6 trong số 11 xác chết, thậm chí chúng vẫn tồn tại 13 ngày sau khi bệnh nhân chết.

Tiến sĩ Saitoh viết: "Thật đáng ngạc nhiên là các chuẩn độ lây nhiễm được bảo tồn ở mức cao như ở các bệnh nhân lâm sàng. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là kết quả của các thí nghiệm trên động vật".

Trong những thí nghiệm đó, ông và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng những con chuột đồng chết trong vòng vài ngày sau khi bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm cho các con còn lại. Các nhà nghiên cứu cho biết ở người cũng vậy, khả năng lây nhiễm rất cao khi bệnh nhân tử vong ngay sau khi nhiễm bệnh, khi nồng độ vi rút trong cơ thể rất cao". 

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều vi rút tại phổi hơn là ở đường hô hấp trên trong xác chết. Điều đó cho thấy những người thực hiện khám nghiệm tử thi nên đặc biệt cẩn thận khi xử lý phổi. 

Các nhà nghiên cứu cho biết khí tích tụ trong cơ thể người sau khi chết có thể bị thoát qua bất kỳ lỗ nào trong cơ thể, bao gồm cả miệng, và có thể mang vi rút truyền nhiễm. 

anh-chup-man-hinh-2022-12-16-luc-09.53.52.png

Trước đó, một người đàn ông Ukraine tử vong do đuối nước đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 28 lần trong hơn một tháng sau khi chết. Mặc dù được mô tả là hoàn toàn không có triệu chứng trước khi chết, nhưng thi thể vẫn được tiến hành xét nghiệm COVID-19.

Trong 41 ngày thi thể được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C bên trong một túi chống thấm nước kín và được khử trùng, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu dịch mũi họng 28 lần để xét nghiệm PCR. Tất cả đều cho kết quả dương tính. Sau 41 ngày, họ không thể thực hiện thêm xét nghiệm nào do tử thi đã được phép chôn cất, cũng như do tình trạng phân hủy của cơ thể.

Những phát hiện này đã làm sáng tỏ sự tồn tại của vi rút  SARS-CoV-2 trong xác chết, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định nguy cơ lây nhiễm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ lây lan vi rút SARS-CoV-2 từ xác chết