Nếu núi Phú Sĩ lại tuôn dòng nham thạch nóng chảy thì cư dân trong vùng sẽ được lệnh đi bộ đến điểm di tản thay vì bằng xe như kế hoạch cũ từng định, nhằm tránh cảnh kẹt xe.

Nguy cơ núi lửa Phú Sĩ phun trào, Nhật lên kế hoạch di tản người dân và du khách

Bảo Vĩnh | 30/03/2023, 17:45

Nếu núi Phú Sĩ lại tuôn dòng nham thạch nóng chảy thì cư dân trong vùng sẽ được lệnh đi bộ đến điểm di tản thay vì bằng xe như kế hoạch cũ từng định, nhằm tránh cảnh kẹt xe.

Núi Phú Sĩ nằm cách thủ đô Tokyo 100km về phía tây nam, từng phun trào lần gần đây nhất vào năm 2017. Lúc đó, vụ phun trào kéo dài 16 ngày, tạo ra lớp tro núi lửa dày khoảng 4cm tại vài nơi ở trung tâm Tokyo.

fuji-japan-news.jpg
Núi lửa Phú Sĩ cách Tokyo 100km - Ảnh: Japan News

Báo Yomiuri Shimbun đưa tin, trong cuộc họp ngày 29.3 của Ủy ban điều phối ứng phó thảm họa núi lửa Phú Sĩ - gồm Chính phủ trung ương, đại diện 3 tỉnh Yamanashi, Shizuoka và Kanagawa nằm trong vùng núi Phú Sĩ, Ủy ban đã trình kế hoạch mới nhằm ứng phó nguy cơ phun trào của ngọn núi cao nhất nước Nhật (3.776m).

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) có 5 cấp trong thang báo động núi lửa Phú Sĩ phun trào, bao gồm cấp 3 cấm người đến gần núi Phú Sĩ.

Theo kế hoạch mới, chính quyền địa phương sẽ kêu gọi du khách trở về nhà bằng xe hoặc bằng xe lửa ở mức báo động cấp 1.

Đối với người thích leo núi, nếu họ đã leo qua khỏi trạm thứ 5 của núi Phú Sĩ thì phải quay trở xuống khi cấp báo động là từ 1 đến 3.

Việc sơ tán du khách và người leo núi trước tiên nhằm tránh tình trạng kẹt xe hoặc các rắc rối khác dẫn đến sự chậm trễ trong việc sơ tán người địa phương và người cần hỗ trợ.

Khi mức báo động là cấp 4 kêu gọi người dân chuẩn bị di tản, thì những người cần hỗ trợ gồm: người cao tuổi và người khuyết tật phải dùng xe lăn - cũng có thể di tản bằng xe, bất kể họ đang sống ở đâu.

Kế hoạch mới cũng lần đầu tiên tính đến các phương án sơ tán trẻ em. Cấp báo động 3 sẽ đóng cửa các trường học, nhà trẻ trong vùng cần di tản. Trẻ em sẽ được chuyển giao đến cha mẹ hoặc người giám hộ của các em.

Theo kế hoạch chung thì sau khi núi lửa phun trào, cư dân sống trong vùng không có dòng nham thạch nóng chảy lớn lan tới trong vòng 24 giờ thì sẽ được yêu cầu sơ tán bằng cách đi bộ nhằm tránh kẹt xe. Quyết định này dựa trên kết luận dòng nham thạch sẽ thay đổi theo tốc độ đi bộ tại các vùng đô thị có độ dốc thoai thoải.

Nhưng họ cũng có thể dùng xe nhà nếu tình nguyện sơ tán trước khi núi lửa Phú Sĩ phun trào, giống như cách di tản du khách.

Căn cứ vào kế hoạch mới, các thành phố quanh vùng núi lửa Phú Sĩ sẽ lập kế hoạch di tản riêng. Khi phát hiện dấu hiệu núi lửa Phú Sĩ sẽ phun trào, các thành phố này sẽ kêu gọi cư dân tình nguyện di tản đến nơi cách xa ngọn núi.

Hồi năm 2021, Ủy ban từng xem xét lại kế hoạch sơ tán từng công bố năm 2015 sau kế hoạch mở rộng các vùng có nguy cơ đón nhận dòng nham thạch nóng chảy.

Trong một báo cáo công bố vào tháng 3.2022, Ủy ban đã nghiên cứu các chi tiết như thời điểm tiến hành di tản. Kế hoạch mới tập trung sơ tán 116.093 người thuộc hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka, một mức tăng đáng kể so với 16.274 cư dân sẽ được sơ tán trong kế hoạch cũ.

Bài liên quan
Vụ núi lửa phun trào tại Tonga giúp hiểu hơn về địa hình sao Hỏa, sao Kim
Tạp chí Nature cho biết Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) đang nghiên cứu vụ núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ngoài khơi Tonga phun trào vào giữa tháng qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ núi lửa Phú Sĩ phun trào, Nhật lên kế hoạch di tản người dân và du khách